Những căn cứ cơ bản để thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 102 - 107)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Một số nội dung cơ bản làm cơ sở thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát

4.1.2. Những căn cứ cơ bản để thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển

nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Lệ Thủy

4.1.2.1. Căn cứ các quan điểm có tính nguyên tắc khi thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Thứ nhất, con ngƣời là trung tâm của phát triển bền vững nông nghiệp. Đáp ứng ngày càng cao hơn và đầy đủ hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, trong đó đảm bảo an ninh lƣơng thực, an toàn vệ sinh thực phẩm; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà với phát triển xã hội; khai thác sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái đảm bảo không làm tổn hại đến thế hệ mai sau”.

Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng phải đƣợc coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn những tác động xấu tới môi trƣờng do hoạt động của con ngƣời gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc “ngƣời gây thiệt hại với tài nguyên môi trƣờng phải bồi hoàn”. Chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong việc

quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi bảo vệ môi trƣờng là tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp phải đáp ứng hài hòa nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại với cuộc sống thế hệ tƣơng lai. Tạo lập điều kiện để mọi ngƣời, mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, đƣợc tiếp cận tới những nguồn lực chung và đƣợc phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, trí thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ sau.

Thứ năm, phát triển nông nghiệp bền vững là sự nghiệp của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức kinh tế-xã hội, các cộng đồng dân cƣ và mọi ngƣời dân. Phải phát huy tối đa sự tham gia của mọi ngƣời có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Bảo đảm nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tƣ lớn, lâu dài.

Thứ sáu, phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững phải thực hiện việc kết hợp một cách chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

4.1.2.2. Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp huyện Lệ Thủy

Trên cơ sở các Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXI (2006-2010) và XXII (2011-2015); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Lệ Thủy đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010, 2011-2015) và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, nông nghiệp đƣợc định hƣớng phát triển toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lƣợng, giá trị và hiệu quả, phù hợp với thị trƣờng gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Phát huy lợi thế so sánh của cả 3 vùng: Đồng bằng, miền núi-gò đồi và vùng cát ven biển.

Một số định hướng cụ thể:

Một là, phát triển toàn diện nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng với cơ cấu hợp lý với các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng và giá trị lớn; trên cơ sở xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Phát triển trồng trọt với các loại cây trồng có thế mạnh và giá trị;

sản và rừng gắn với bảo vệ nguồn lợi tài nguyên. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững - gắn với phát triển xã hội nông thôn và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.

Hai là, thúc đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng nông sản, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn gắn với quá trình cơ giới hóa và ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện phân công lại lao động nông thôn.

Ba là, phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững có năng suất cao, chất lƣợng tốt, bảo vệ môi trƣờng cho phát triển kinh tế và môi sinh, sản xuất nông sản sạch. Sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên, trong đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất.

Bốn là, huy động các nguồn vốn đầu tƣ, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần ngƣời dân nông thôn.

Năm là, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý và đẩy mạnh các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ. Phát triển các sản phẩm nông sản gắn với “chuỗi giá trị”, đảm bảo nâng cao giá trị đồng thời phân chia giá trị giữa giữa ngƣời nông dân và các thành phần khác hợp lý.

4.1.2.3. Căn cứ tiềm năng sản xuất nông nghiệp huyện Lệ Thủy

Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội có sẵn, huyện Lệ Thủy có tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững, cụ thể:

Một là, đặc điểm địa hình đã hình thành các vùng sản xuất rõ ràng bao gồm: vùng núi-gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Diện tích đất đai rộng phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Nguồn nƣớc dồi dào đảm bảo cung cấp cho sản xuất. Diện tích rừng lớn với các loại lâm sản và động vật phong phú. Tài nguyên biển thuận lợi với các ngƣ trƣờng đánh bắt rộng, trữ lƣợng khá.

Hai là, ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao đã tạo đƣợc tích lũy làm nền tảng cho các bƣớc phát triển tiếp theo. Cơ cấu các

trồng thủy sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống thủy lợi, điện, giao thông nông thôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp mạnh. Nhiều khâu của quá trình sản xuất đƣợc cơ giới hóa. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc chuyển đổi mạnh theo hƣớng chất lƣợng, giá trị và hiệu quả.

Ba là, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn ngày càng đƣợc cải thiện. Các vấn đề xã hội ở nông thôn đƣợc giải quyết tốt, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tính cách ngƣời nông dân Lệ Thủy cần cù, chịu khó và đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Bốn là, môi trƣờng sinh thái mới bị ảnh hƣởng giai đoạn đầu do quá trình sản xuất. Các nhân tố chính của môi trƣờng sinh thái vẫn đảm bảo trong phạm vi cho phép. Ý thức trong bảo vệ môi trƣờng sản xuất, môi trƣờng sống ngày càng của cộng đồng dân cƣ đƣợc nâng lên.

Năm là, các hình thức tổ chức sản xuất đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp, trang trại, gia trại. Các hình thức liên kết trong sản xuất bƣớc đầu đƣợc hình thành. Một số phƣơng thức canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trƣờng đã và đang thực hiện nhƣ mô hình VAC, VAC-R, lúa cá, lúa tái sinh, SRI, mô nhình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, ...

4.1.2.4. Căn cứ vào xu hướng biến động các nhân tố ảnh hưởng

a. Điều kiện tự nhiên là nhân tố cơ bản nhất tạo nên lợi thế so sánh của huyện Lệ Thủy về sản xuất nông nghiệp so với các vùng khác trong tỉnh và trong vùng Bắc Trung Bộ. Địa hình của huyện cho phép phát triển đa dạng các sản phẩm nông sản. Điều kiện đất đai thổ nhƣỡng phù hợp với phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp. Điều kiện khí hậu, thời tiết đã hình thành một cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tính thời vụ khá ổn định. Điều kiện thủy văn khá đồi dào, đảm bảo đủ nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, xu hƣớng thoái hóa đất, biến đổi khí hậu, giảm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm,… đang gây khó khăn rất lớn trong việc cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm thay đổi cơ cấu thời vụ và các biện pháp canh tác.

Việc thâm canh, tăng vụ để tăng sản lƣợng đang diễn ra trên địa bàn toàn huyện làm tăng sự biến động chất đất, làm suy giảm độ phì nhiêu của đất; ngoài ra quá trình chuyển đổi cơ cấu rừng, khai thác rừng đang đẩy nhanh quá trình rửa trôi

rãi và chƣa đúng kỹ thuật, đã gây tồn dƣ hoá chất độc hại trong môi trƣờng đất. Điều này đƣợc phản ánh qua xu hƣớng ngày càng giảm của năng suất của cây trồng. Quá trình biến đổi khí hậu đã tác động khá rõ rệt đến thời tiết, khí hậu của huyện Lệ Thủy. Những năm gần đây, nhiều hiện tƣợng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt xảy ra gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nhƣ: bão, lốc tố, nắng nóng, hạn hán, rét đậm rét hại, lũ lụt... Do đó, cơ cấu mùa vụ của huyện phải có thay đổi, trong đó chỉ thực hiện 02 vụ Đông Xuân, Hè Thu, không khuyến khích sản xuất cây vụ Đông; tăng tỷ lệ cơ cấu cây trồng ngắn ngày, ít ngã đỗ, chống hạn, chống rét, chống ngập úng; chuyển phƣơng pháp chăn thả gia súc, gia cầm sang phƣơng pháp tập trung với hệ thống chuồng trại đảm bảo, giống vật nuôi chống chịu thời tiết.

Nguồn nƣớc có sự biến động mạnh nhất với xu hƣớng giảm chất lƣợng nƣớc. Các con sông lớn nhƣ Kiến Giang, Phú Hòa, Mỹ Đức đang bị nhiễm bẩn do chặn dòng để làm công trình thủy lợi, do chất thải trong sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân, đặc biệt do phân bón hóa chất, thuốc BVTV không đƣợc hấp thụ hết, thức ăn nuôi trồng thủy sản dƣ thừa chảy xuống sông ngòi; mặt khác ngƣời chăn nuôi thiếu ý thức cộng đồng, vứt xác gia súc, gia cầm chết vì dịch bệnh ra môi trƣờng.

b. Các nhân tố kinh tế - xã hội ngày càng chuyển biến theo chiều hƣớng thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp. Nhân tố thị trƣờng đang tạo điều kiện cho đầu ra nông sản. Ngoài thị trƣờng nội huyện, các thị trƣờng khác đang ngày càng đƣợc mở rộng. Nhân tố vốn đầu tƣ đang mang đến cơ hội nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ huy động các nguồn vốn đầu tƣ, các đại công trình thủy lợi (An Mã, Thƣợng Mỹ Trung, Tả Kiến Giang) và hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học... đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng. Nhân tố lao động với nguồn lao động dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu trên địa bàn. Giáo dục đào tạo đã đạt nhiều kết quả trong việc nâng cao dân trí, cải thiện chất lƣợng nguồn lao động. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang đƣợc áp dụng một số khâu trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, sự biến động các nội dung của nhân tố KT-XH ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp của huyện Lệ Thủy, trong đó: Đầu ra của một số nông sản còn gặp rất nhiều khó khăn (đặc biệt là lúa gạo), sức ép cạnh tranh với sản phẩm nông sản bên ngoài trên địa bàn huyện ngày càng tăng; vốn đầu tƣ từ ngân sách cho nông

tầng nông nghiệp, nông thôn vẫn thiếu và chƣa đồng bộ; nguồn lao động dồi dào song trình độ chƣa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, tình trạng lao động vào các thành phố, khu công nghiệp làm việc ngày càng nhiều. Việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn chậm và thiếu hiệu quả. Tập quán canh tác tiểu nông, kinh nghiệm đang cản trở quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Cơ chế chính sách của các cấp chƣa đủ mạnh để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)