Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 121 - 126)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

4.2.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

a. Bảo vệ tài nguyên đất

Xây dựng quy hoạch sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý. Ngoài quy hoạch tổng thể cần phải quy hoạch chi tiết đến các xã, thị trấn và phân theo vùng cụ thể.

sử dụng ổn định, lâu dài. Đây là khâu đột phá, là biện pháp về kinh tế, quản lý để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai. Giao đất giao rừng cần kết hợp chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất trong vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Tăng cƣờng sự liến kết của các ngành từ huyện đến các xã, thị trấn trong việc quản lý đất đai theo phƣơng châm "tiết kiệm đất", trong đó phải dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp lâu dài; các chƣơng trình, dự án phát triển KT-XH phải gắn chặt với việc quản lý, sử dụng đất lâu dài. Nhân rộng các mô hình sản xuất nhằm chống xói mòn, bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất, kết hợp giữa chuyển giao công nghệ tiên tiến với kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác của ngƣời dân, đảm bảo sử dụng đất bền vững, thích hợp cho từng vùng với điều kiện khí hậu và kỹ thuật canh tác khác nhau. Có thể nhân rộng mô hình Làng sinh thái tại một số xã ven biển; mô hình nông lâm ngƣ kết hợp (VAC) trên địa bàn các vùng của huyện; mô hình trồng cây trên đất dốc tại các xã vùng gò đồi; ... Tạo điều kiện cho việc thuê đất, chuyển nhƣợng đất để tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản lớn. Triển khai sâu rộng Luật Đất đai năm 2013. Kiên quyết thu hồi lại đất từ các trƣờng hợp sử dụng đất sai mục đích.

b. Bảo vệ tài nguyên nước

Hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên nƣớc do biến đổi khí hậu, trong đó: Nạo vét thông dòng các nhánh sông nối với sông Kiến Giang, thay đổi quy mô thiết kế cống Mỹ Trung đảm bảo xả lũ sông Kiến Giang; hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, thuốc kích thích cũng nhƣ xử lý nƣớc thải, chất thải trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đúng quy trình. Sử dụng tiết kiệm nƣớc trong sản xuất nông nghiệp theo quy trình tƣới tiêu phù hợp, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế các loại cây trồng có nhu cầu tƣới nƣớc nhiều. Giảm lƣợng nƣớc sử dụng tổn thất do bốc hơi, thấm, rò rỉ trong hệ thống thủy nông, đặc biệt là nâng cấp hệ thống đê, kênh mƣơng nội đồng để giảm thiểu thất thoát nƣớc. Nâng cấp các đập và hồ chứa, đặc biệt là hồ Đập làng (Mỹ Thủy), Tiền Phong (Tân Thủy), Trọt Lép (Mai Thủy) và các hồ có quy mô nhỏ tại Dƣơng Thủy, Thái Thủy. Tăng việc sử dụng nƣớc ngầm nhất là vùng hạ nguồn sông Kiến Giang do nguồn nƣớc ở hạ nguồn có hiện tƣợng bị nhiễm bẩn. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ

thức của ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc, giảm thiểu các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Thực hiện các biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm các trƣờng hợp gây ô nhiễm nƣớc nhƣ: quy trình xử lý nƣớc thải không đảm bảo; hành động xả chất thải, rác thải ra môi trƣờng nƣớc...

c. Bảo vệ tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và ngƣời dân về quản lý bảo vệ rừng bằng các phƣơng pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tƣợng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Thực hiện việc ký cam kết bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình sống trong và gần rừng; xây dựng và thực hiện các quy ƣớc bảo vệ rừng ở cấp xã. Phối hợp hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, trong đó bố trí lại một cách phù hợp rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại các xã ven biển đảm bảo vành đai bảo vệ, chống cát bay cát chảy đồng thời tạo điều kiện phát triển sản xuất; ổn định diện tích rừng phòng hộ xung quanh các hồ đập nhƣ hồ An Mã (Kim thủy), Phú Hòa (Phú Thủy), Cẩm Ly (Ngân Thủy)... Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng nhất là các xã có rừng, ven rừng. Tổ chức các lực lƣợng truy quét lâm tặc phá rừng tại các xã ven rừng. Ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những ngƣời bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp luật trong thời gian qua. Đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cƣ sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc khu vực Kim Thủy, Ngân Thủy đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng. Sớm hoàn thành chủ trƣơng giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn. Rà soát ổn định diện tích canh tác nƣơng rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đƣờng băng, chòi canh, hồ chứa nƣớc, trạm bảo vệ, đƣờng tuần tra...) ở các khu rừng phòng hộ, các vùng trọng điểm đã đƣợc xác định về phá rừng và cháy rừng.

Đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, cần phải tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục cho ngƣ dân và nhân dân hiểu rõ về Luật Thuỷ sản, các quy định của pháp luật trong hoạt động thuỷ sản. Đồng thời phối hợp với ngành Văn hóa - Thông tin, Báo, Đài truyền thanh địa phƣơng xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm tuyên truyền có chiều sâu các quy định về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tích cực tuần tra kiểm soát trên các vùng biển, các tuyến sông, hồ và vùng nội đồng trong huyện để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản xa bờ gắn với công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá nhƣ khai thác theo đúng tuyến, mùa vụ khai thác, sử dụng kích thƣớc mắt lƣới, ngƣ cụ hợp lý. Đặc biệt, cần ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hình thức khai thác bị cấm mang tính chất huỷ diệt nhƣ xung điện, thuốc nổ, hoá chất độc hại theo chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiến hành thả bổ sung nguồn lợi thuỷ sản ở các hồ chứa, mặt nƣớc lớn và vùng ven biển theo Chƣơng trình 188/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 2 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiến hành quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản, triển khai quản lý theo mô hình nuôi gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Xây dựng mô hình nuôi tôm cộng đồng, xã hội hoá công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Khuyến cáo ngƣời dân hạn chế việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nông nghiệp, trong nuôi trồng thuỷ sản, tiến tới sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ môi trƣờng. Khuyến khích các địa phƣơng xây dựng các mô hình tổ đội tự quản dựa cộng đồng. Thực hiện sản xuất theo lịch mùa vụ và quy trình kỹ thuật của ngành thuỷ sản. Tăng cƣờng công tác phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.

d. Bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp

Đây là giải pháp trọng tâm mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Do đó phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật BVTV ở cấp cơ sở về sử dụng thuốc BVTV, quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa và rau màu. Đẩy mạnh tuyên truyền, hƣớng dẫn nông dân sử dụng đúng thuốc BVTV trong danh mục cho phép và thu gom, xử lý đúng cách bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng; xây dựng những mô hình trình diễn về sử dụng thuốc BVTV góp phần nâng cao

thái bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Xây dựng mô hình thu gom rác thải sinh hoạt gắn với thu gom bao bì các loại thuốc BVTV đã sử dụng, từng bƣớc khắc phục thói quen xả thải phế phẩm nông nghiệp bừa bãi. Ngăn chặn, hạn chế việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch với việc triển khai một số mô hình nhƣ: sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ, phụ phẩm ngay tại ruộng để trả lại lƣợng mùn, chất hữu cơ cho đất; mô hình trồng khoai tây trên đất hai lúa bằng phƣơng pháp phủ rơm, rạ…

Về công tác bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi, các ngành chức năng thƣờng xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức đánh giá hiện trạng, tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với phát triển kinh tế - xã hội và có biện pháp xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm; đồng thời vận động ngƣời dân thực hiện mô hình chăn nuôi an toàn sinh học nhƣ nuôi lợn trên nền đệm lót sinh thái, sử dụng công nghệ khí sinh học biogas để xử lý chất thải, giảm ô nhiễm; phổ biến rộng rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Trong lĩnh vực thủy sản, tăng cƣờng quản lý thức ăn, hóa chất, thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hƣớng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi, nhất là quy trình chuẩn bị ao nuôi. Tại các xã phát triển nuôi thuỷ sản, thành lập các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và tính cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng nguồn nƣớc vùng nuôi. Hiện nay, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy trình “sạch” “an toàn” hay theo hƣớng VietGAP VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam đã và đang đƣợc nhân rộng. Để bảo vệ môi trƣờng bền vững, không bị ảnh hƣởng nặng do sự lạm dụng thuốc hoá học trong sản xuất nông nghiệp, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất. Đối với ngành trồng trọt, cần ứng dụng rộng rãi công nghệ IPM trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc lƣu hành và sử dụng những loại thuốc BVTV không có trong danh mục cho phép. Sau khi phun thuốc phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới đƣợc thu hoạch sản phẩm. Để giảm

cần phối hợp với các địa phƣơng tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch tổng thể cho cả vùng nuôi, đƣa các trang trại ra khỏi các khu dân cƣ. Đối với nuôi trồng thủy sản, cần dựa trên các điều tra cơ bản về chất đất, chất nƣớc của từng vùng trong địa bàn quản lý để có những quy định về đối tƣợng nuôi, hình thức nuôi phù hợp.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện theo các vùng cụ thể, trong đó: Ngăn chặn phá rừng, chuyển đổi phƣơng thức sử dụng đất không hợp lý, khai thác có tính chất hủy diệt đối với động thực vật và khai thác tài nguyên quá mức; Ngăn chặn các hoạt động phá hoại một số hệ sinh thái trên cạn, dƣới nƣớc, trả lại một số hệ sinh thái vốn có nhƣ phá Hạc Hải, sông Kiến Giang... Kiểm soát việc nhập các loại sinh vật lạ, ngoại lai gây ảnh hƣởng xấu tới các loại của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)