Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 40 - 42)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là phƣơng pháp biện chứng duy vật. Đây là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp luận biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung phát triển NNBV về kinh tế, xã hội và môi

trƣờng, hay vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2009-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:

(1) Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững gồm: Phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng và nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn đƣợc gắn vào trong mối quan hệ và cũng là 3 nội dung chính của phát triển nông nghiệp bền vững là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Ba nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phát triển nông nghiệp về kinh tế tác động đến xã hội và môi trƣờng, ngƣợc lại vấn đề xã hội và môi trƣờng cũng ảnh hƣởng không hề nhỏ đối với vấn đề kinh tế.

(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng

Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế đặc trƣng bởi tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng tiến bộ. Kết quả và hiệu quả tăng trƣởng sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp và ngƣợc lại. Do đó, khi đạt tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định và hiệu quả sẽ dẫn đến cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp sẽ có tác động trở lại theo đúng chiều hƣớng ảnh hƣởng của kết quả tăng trƣởng.

Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội đặc trƣng bởi tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và đảm bảo tiến bộ xã hội. Các đặc trƣng trên có mối quan hệ với nhau, cùng hỗ trợ nhau. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tạo cơ hội gia tăng việc làm dẫn đến nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, có điều kiện phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trƣờng đặc trƣng bởi sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái. Ngƣợc lại bảo vệ môi trƣờng sinh thái sẽ đảm bảo tài nguyên thiên nhiên không bị suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)