Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
2.1.1. Nguồn số liệu thực hiện đề tài
Số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, cụ thể:
- Văn phòng UBND, Cục thống kê và các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.
- Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy: Niên giám thống kê các năm 2008-2013, các báo cáo thống kê có liên quan. Văn phòng Huyện ủy Lệ Thủy: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan. Văn phòng ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan. Phòng Nông nghiệp & PTNT, Lao động - Thƣơng binh xã hội, Tài nguyên và Môi trƣờng, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế hạ tầng, Văn hóa thông tin, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện và các phòng liên quan thuộc ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy; Văn phòng UBND một số xã, thị trấn và các nông lâm trƣờng đóng trên địa bàn huyện: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan đến mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng, do đó có hai hƣớng xử lý thông tin gồm: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính, nghĩa là đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng, nghĩa là sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.
2.1.2.1. Xử lý thông tin định tính
Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội nhƣ cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội…; nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển nông nghiệp bền vững nhƣ
xác định tính ổn định trong các chỉ tiêu tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi…
Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…; đƣa ra vấn đề và giải quyết vấn đề từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.
2.1.2.2. Xử lý thông tin định lượng
Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao:(1)Những con số rời rạc; (2) Bảng số liệu; (3)Biểu đồ; (4)Đồ thị; (5)Phân tích chỉ số trung bình.
Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài chủ có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lƣợng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trƣờng; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị và phân tích chỉ số trung bình để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.