Vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC

1.3.2. Vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng bất động sản

Cơ chế thị trƣờng có những khuyết tật không thể tránh khỏi nhƣ khủng hoảng, phá sản, thất nghiệp, phân hóa giầu nghèo, hủy hoại môi trƣờng... Để khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trƣờng, không thể thiếu vai trò của Nhà nƣớc và đó là đặc điểm của nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc - một nền kinh tế đƣợc điều tiết thông qua tác động của "bàn tay vô hình - thị trƣờng" và "bàn tay hữu hình - Nhà nƣớc" đảm bảo cho nền kinh tế vận hành và phát triển lành mạnh. Những diễn biến về khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế gần đây đã chứng minh không thể thiếu vai trò của Nhà nƣớc (bàn tay hữu hình) đối với nền kinh tế thị trƣờng nói chung và thị trƣờng bất động sản nói riêng.

Nhà nƣớc tham gia thị trƣờng với ba vai trò chủ yếu: Vai trò thứ nhất là tạo "sân chơi", tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trƣờng. Vai trò thứ hai là vai trò quản lý điều hành thị trƣờng, làm "trọng tài" giữa các chủ thể tham gia thị trƣờng và định hƣớng phát triển thị trƣờng bất động sản phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Vai trò thứ ba là tham gia thị trƣờng với tƣ cách là bên cung và bên cầu trên thị trƣờng bất động sản. Nhà nƣớc tham gia cung đất đai và một số bất động sản thiết yếu cho nhu cầu phát triển kinh tế mà thị trƣờng không muốn hoặc không đủ sức tham gia nhƣ hạ tầng kỹ thuật, nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp và cung ứng bất động sản để chủ động điều tiết thị trƣờng... Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng là bên cầu lớn của thị trƣờng bất động sản nhƣ các công trình công cộng, nhà ở xã hội, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc.

Để thực hiện đƣợc các vai trò nói trên của mình, Nhà nƣớc phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào thị trƣờng bất động sản nhƣ công cụ luật pháp, tài chính, thuế, quy hoạch, dịch vụ công v.v.. nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trƣờng bất động sản cũng nhƣ giải quyết đƣợc mối quan hệ

giữa tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, giữa tăng trƣởng kinh tế với giữ gìn môi trƣờng sinh thái ...

Tóm lại, thị trƣờng bất động sản là trong một những thị trƣờng quan trọng trong bất cứ một nền kinh tế nào. Quản lý và phát triển tốt thị trƣờng này, đặc biệt trong mối quan hệ với thị trƣờng tài chính sẽ góp phần phát huy nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Những cơ sở khoa học trên đây về bất động sản và thị trƣờng bất động sản là những tiền đề quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu cho thị trƣờng bất động sản nƣớc ta hiện nay trƣớc xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)