NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

SẢN

Thị trƣờng bất động sản có những đóng góp quan trọng tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

2.2.1. Tăng năng lực sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thị trƣờng bất động sản nƣớc ta đã góp phần tăng năng lực sản xuất đáng kể cho nền kinh tế. Tính đến hết năm 2012, nƣớc ta có 289 KCN, KCX tại các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc với tổng diện tích là 80.718 ha. Nếu tính bình quân 1 ha đất công nghiệp có thể cho thuê trong năm 2012, các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 2 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu 1,27 triệu USD/ha; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỷ đồng/ha. Trung bình 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê đã tạo việc làm cho 77 lao động trực tiếp. Nhƣ vậy, nếu so sánh các chỉ tiêu đầu tƣ, giá trị sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm trên 1 ha đất của các KCN so với đất nông nghiệp thì có thể thấy rõ hiệu quả và đóng góp nổi bật của KCN [2, tr 94].

Bảng 2.2. Tổng hợp các khu công nghiệp

Năm 1991- 2005 20 06 20 07 2008 201 1 201 2 Số lƣợng KCN 106 12 3 16 1 194 283 289 Diện tích đất (ha) 28.702 32 .8 93 42 .0 73 46.58 8 76.0 00 80.7 18

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thị trƣờng bất động sản phát triển, hình thành một đội ngũ các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh bất động sản mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong nƣớc, các đơn vị tƣ vấn thiết kế, doanh nghiệp xây lắp của ngành xây dựng ngày càng lớn mạnh. Nhiều doanh nghiệp đủ năng lực về chuyên môn và tài chính để thực hiện các dự án có quy mô lớn ngang tầm khu

vực, nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tƣ xây dựng các công trình cao tầng hiện đại 30, 40 và trên 60 tầng.

2.2.2. Góp phần thúc đẩy sự phát triển đô thị và nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại và bền vững minh, hiện đại và bền vững

Với chủ trƣơng phát triển nhà ở theo dự án đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật, nhiều khu nhà ở mới khang trang đã và đang dần dần thay thế các khu nhà ở cũ bị xuống cấp, hƣ hỏng. Nhà ở phát triển đa dạng cả về kiểu dáng, không gian kiến trúc và chất lƣợng nội ngoại thất. Bên cạnh việc phát triển các loại nhà biệt thự, nhà vƣờn, nhà liên kế, một số thành phố lớn đã bắt đầu quan tâm và khuyến khích phát triển nhà chung cƣ cao tầng, với kiến trúc đẹp và cơ cấu căn hộ hợp lý. Nhiều đô thị có những khu dân cƣ mới, tuyến phố mới đƣợc hình thành trong thời qua đã góp phần vào việc chỉnh trang đô thị và tạo ra chỗ ở bền vững.

Hệ thống đô thị trên cả nƣớc ngày càng tăng về số lƣợng và lớn về diện tích. Năm 1998 toàn quốc có 633 đô thị trong đó có 4 Thành phố trực thuộc Trung ƣơng, 20 thành phố trực thuộc tỉnh với số dân 14,9 triệu ngƣời. Đến năm 2007 toàn quốc đã có 731 đô thị trong đó 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng và 40 thành phố thuộc tỉnh với số dân đô thị là 22,3 triệu ngƣời tăng 49,6%. Tỷ lệ tăng dân số đô thị trung bình hàng năm từ 2-3,4%. Nhà ở đô thị năm 2012 đạt 18,3 m2/ngƣời. Theo chiến lƣợc phát triển đô thị của Việt Nam, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 ha hiện nay lên đến 460.000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến tăng từ 26% hiện nay lên đến 46% vào năm 2025.

Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới tại các đô thị lớn đã đƣợc triển khai thực hiện, thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm. Nhiều khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ đã đƣợc đầu tƣ làm thay đổi bộ mặt đô thị. Hiện nay, trong cả nƣớc đang triển khai trên 1.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới, hàng năm xây dựng đƣợc từ 20-25 triệu m2 nhà ở. Nhiều khu đô thị mới có cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trƣờng sống văn minh đã hình thành nhƣ dự án Phú Mỹ Hƣng, Nam Sài Gòn (Thành Phố Hồ Chí Minh) Ciputra, Linh Đàm,

Trung Hoà - Nhân chính (Hà Nội). Các dự án khu đô thị mới, các dự án nhà ở đã góp phần cải thiện đáng kể nhà ở cho ngƣời dân nhất là các đô thị lớn: tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở đạt khoảng 80 triệu m2. Diện tích bình quân về nhà ở tính đến cuối năm 2012 đạt khoảng 18,3 m2 sàn/ngƣời, trong đó tại đô thị đạt 21,3 m2

sàn/ngƣời, tại nông thôn là 16,8m2 sàn/ngƣời.

Các khu đô thị mới văn minh hiện đại đƣợc xây dựng bƣớc đầu đã tạo lên hình ảnh các thành phố lớn của chúng ta ngày càng văn minh hiện đại, đồng thời các dự án đó cũng đã góp phần quan trọng cải thiện chỗ ở cho nhân dân.

2.2.3. Thu hút lƣợng lớn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến hết năm 2012, cả nƣớc có 389 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) vào thị trƣờng bất động sản đƣợc cấp phép hoạt động với tổng vốn đầu tƣ khoảng 49,8 tỷ USD, trong đó có 85 dự án giải thể và 5 dự án hết hạn với tổng vốn đầu tƣ 5 tỷ USD. Nhƣ vậy, vốn FDI vào thị trƣờng bất động sản chiếm khoảng 23,32% tổng vốn FDI vào Việt Nam, tổng vốn điều lệ là 11,4 tỷ USD (chiếm 25% so với tổng vốn đầu tƣ đăng ký), số vốn thực tế đã góp 5,1 tỷ USD, số vốn đã giải ngân ƣớc đạt 4,5 tỷ USD.

Kể từ năm 2005, sau khi Luật Đầu tƣ và Luật Kinh doanh bất động sản đƣợc ban hành, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (vốn FDI) vào thị trƣờng bất động sản tăng mạnh, năm 2006 vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đăng ký đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản khoảng 8,5 tỷ USD chiếm khoảng 42% trong tổng số vốn đăng ký (20,3 tỷ USD); năm 2007 các dự án FDI đăng ký đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản khoảng 14,4 tỷ USD chiếm 16,95% tổng lƣợng vốn FDI đăng ký; năm 2008 các dự án FDI đăng ký đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản 23,6 tỷ USD chiếm gần 40% tổng lƣợng vốn FDI đăng ký (71,7 tỷ USD). Riêng đầu tƣ nƣớc ngoài vào hạ tầng khu công nghiệp, đô thị mới, văn phòng căn hộ năm 2007 là 5,77 tỷ USD chiếm 30,8% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Năm 2008 đầu tƣ 14,6 tỷ USD tăng 2,5 lần so với năm 2007. Từ năm 2009 đến nay do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hƣởng đến nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

giảm dần, đặc biệt là năm 2011 vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đạt 845 triệu USD, tuy nhiên tình hình đã đƣợc cải thiện vào năm 2012, tính đến hết năm 2012 FDI vào thị trƣờng bất động sản đứng thứ 2 với 9 dự án đầu tƣ đăng ký mới, tổng vốn đầu tƣ cấp mới và tăng thêm là 1,84 tỷ USD trong đó dự án khu đô thị Tokyu Bình Dƣơng do nhà đầu tƣ Nhật Bản đầu tƣ tại Bình Dƣơng với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1,2 tỷ USD (nguồn Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ).

Các doanh nghiệp nƣớc ngoài chủ yếu đầu tƣ vào các dự án bất động sản là: khu đô thị mới, khách sạn, văn phòng cho thuê, từ 1988 đến 2006 đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực này là 290 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 10,8 tỷ USD chiếm khoảng 17,8% tổng vốn FDI đăng ký (nguồn Tổng cục Thống kê).

Thu ngân sách từ thị trƣờng bất động sản ngày càng tăng, bình quân hàng năm số thu từ đất đai và những hoạt động liên quan đến bất động sản bình quân trên 21.000 tỷ đồng chiếm trên 7% tổng số thu ngân sách.

Thu ngân sách từ tiền sử dụng đất, thuê đất ngày càng tăng, năm 2005 là 14.975 tỷ đồng, năm 2008 thu 29.794 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với 2005, năm 2011 thu khoảng 49.500 tỷ đồng (nguồn Bộ Tài chính).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)