QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU THU HÚT FD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 118 - 120)

TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

3.1.1. Quan điểm và định hƣớng về thu hút FDI

- Việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thị trƣờng bất động sản phải đƣợc quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tƣ của từng địa phƣơng, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

- Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phải theo hƣớng chọn lọc các dự án có chất lƣợng, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trƣờng, tăng cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc, phù hợp với các nhu cầu của thị trƣờng bất động sản.

- Đa dạng hoá hình thức đầu tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, các khu du lịch, nghỉ dƣỡng cần nguồn vốn lớn, các khu đô thị, nhà ở có chất lƣợng cao...

- Tăng cƣờng thu hút các dự án quy mô lớn, chất lƣợng cao, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trƣờng của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến thị trƣờng bất động sản Việt Nam

- Chuyển dần thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hƣớng vào sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong nƣớc và chuyển giao kinh nghiệm quản lý nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển và quản lý thị trƣờng bất động sản, trong đó có lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn

quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nƣớc, đảm bảo định hƣớng xã hội chủ nghĩa;

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và đối xử bình đẳng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên cơ sở hợp tác, cùng có lợi. Nâng cao chất lƣợng thu hút đầu tƣ, có cơ chế đảm bảo ƣu tiên các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, các dự án sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, công nghệ sạch và tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện môi trƣờng;

- Bảo đảm nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc là đại diện sở hữu và thống nhất quản lý; tạo quỹ đất sạch để Nhà nƣớc chủ động điều tiết thị trƣờng đất đai, kể cả đối với các dự án bất động sản có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai;

- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển thị trƣờng bất động sản của thế giới và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới của đất nƣớc; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực bất động sản, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn, công nghệ từ nƣớc ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

3.1.2. Mục tiêu về thu hút FDI

Mục tiêu thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thị trƣờng bất động sản Việt Nam là để tạo sự liên kết và phát triển cân đối chung của nền kinh tế. Vào kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, các khu nghỉ dƣỡng, các dự án bất động sản giá trị lớn nơi mà chúng ta còn hạn chế về năng lực cạnh tranh, về vốn và khoa học công nghệ...

Thực hiện chính sách đa dạng hóa đối tác đầu tƣ nhƣng cần phải quan tâm và có biện pháp khơi thông dòng FDI từ các nƣớc phát triển, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, các nƣớc Tây Âu vì những nƣớc này có nguồn vốn lớn, công

nghệ cao và tính đầu tƣ ổn định. Đồng thời, cần chú trọng mở rộng quan hệ kinh tế và thu hút FDI từ các nƣớc trong khu vực.

Thu hút các TNCs trực tiếp đầu tƣ vào Việt Nam: Thu hút đƣợc các TNCs trực tiếp đầu tƣ mới có cơ hội tiếp nhận đƣợc công nghệ nguồn để tạo sự cạnh tranh, làm động lực để các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển. Đồng thời từ hoạt động đầu tƣ của các TNCs sẽ kéo theo những đối tác hay công ty vệ tinh của TNCs này đầu tƣ vào Việt Nam, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ thị trƣờng vật liệu xây dựng. Thông qua các TNCs giúp Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng nâng cao số lƣợng vốn đầu tƣ trên 1 dự án, tăng tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản lên 10 tỷ USD/năm vào giai đoạn 2012-2015 và 21-22 tỷ USD/năm vào giai đoạn 2016-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)