Công tác xúc tiến đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 127 - 131)

3.3. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI VÀO THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG

3.3.1. Công tác xúc tiến đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản Việt Nam

-Hoạt động xúc tiến đầu tƣ cần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; có sự điều phối thống nhất trong cả nƣớc, đƣợc thực hiện theo kế hoạch và theo định hƣớng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ, tránh chồng chéo và sử dụng kém hiệu quả nguồn lực của quốc gia.

-Có chính sách vận động, thu hút đầu tƣ đặc thù đối với các dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng tới đầu tƣ từ các tập đoàn đa quốc gia và các đối tác trọng điểm (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...).

- Tập trung hỗ trợ các dự án bất động sản đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ để các dự án này triển khai hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, đây là hình thức xúc tiến đầu tƣ tại chỗ rất hữu ích.

-Đối với các chƣơng trình xúc tiến kêu gọi đầu tƣ, cần hƣớng chủ yếu vào các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới để thu hút những dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại; nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Thƣờng xuyên cập nhật thông tin về định hƣớng và mục tiêu tìm kiếm thị trƣờng, dự án đầu tƣ của các tập đoàn đầu tƣ quốc tế lớn để cung cấp cho các Cơ quan và tổ chức trong nƣớc.

- Xây dựng cơ chế hoạt động xúc tiến đầu tƣ đảm bảo tính thống nhất từ trung ƣơng tới các địa phƣơng trong thu hút các nhà đầu tƣ lớn, nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Các Bộ, ngành cần xây dựng các chƣơng trình đề án đối tác chiến lƣợc, danh mục quốc gia kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng xây dựng các danh mục dự án đầu tƣ bất động sản. Đồng thời các địa phƣơng căn cứ vào định hƣớng và quy hoạch phát triển để xây dựng các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ ở địa phƣơng;

- Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực bất động sản đúng mục tiêu và định hƣớng, hoạt động xúc tiến đầu tƣ cần tiếp tục đƣợc đổi mới theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các đối tác tiềm năng có năng lực về vốn và năng lực xây dựng, vận hành quản lý khu đô thị và khu nhà ở, các dự án tổ hợp đa năng. Không xúc tiến đầu tƣ theo địa giới hành chính để bảo đảm tính khu vực, liên vùng, liên ngành cao, tận dụng cao nhất các tiềm năng, thế mạnh của vùng, miền và giảm đầu tƣ theo phong trào, theo thành tích;

Hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến thị trƣờng bất động sản làm công cụ để điều tiết thị trƣờng nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản và hạn chế đƣợc đầu cơ.

Chính sách ƣu đãi thuế: Nhà nƣớc có thể chuyển sang áp dụng nhiều hơn hình thức khấu hao nhanh để khuyến khích thực sự các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ. Do vậy, cần lựa chọn các tiêu chí ƣu đãi sát với mục tiêu cần ƣu đãi, tránh ƣu đãi tràn lan. Chính sách này còn có tác dụng định hƣớng và thu hút FDI vào các lĩnh vực, các ngành, các địa phƣơng gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc.

Điều chỉnh đồng bộ việc thu tiền sử dụng đất một lần sang thu thuế nhà đất hàng năm để giảm gánh nặng cho nhà đầu tƣ bất động sản đồng thời duy trì đƣợc nguồn thu bền vững.

Việc thu tiền sử dụng đất một lần khi giao đất tạo áp lực vốn cho nhà đầu tƣ, hạn chế việc tăng cung bất động sản cho thị trƣờng đồng thời tạo áp lực tăng giá bất động sản và không phản ánh đúng bản chất kinh tế (trả chi phí thông qua lợi nhuận làm ra). Mặt khác thuộc tính của bất động sản là có tính tăng trị theo thời gian và giá trị bất động sản phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng. Theo thời gian, có sự biến động về quy hoạch, về mục đích sử dụng, giá trị bất động sản sẽ thay đổi và nhƣ vậy việc thu thuế nhà đất có lợi hơn thu tiền sử dụng đất một lần.

Tiếp tục nghiên cứu giảm thuế chuyển nhƣợng bất động sản (thông qua thuế thu nhập cá nhân) nhằm khuyến khích ngƣời dân giao dịch có đăng ký nộp thuế để quản lý, hạn chế giao dịch "ngầm"

Trƣớc ngày 1/1/2009 chỉ có thuế chuyển quyền sử dụng đất (theo Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 1994) chƣa đánh thuế tài sản trên đất. Thuế suất 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình.

Kể từ ngày 1/1/2009 việc chuyển nhƣợng bất động sản theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, với mức thuế suất tối đa bằng 2%. Tuy đã

giảm nhƣng vẫn còn cao, dẫn đến tình trạng ngƣời dân sẵn sàng mua bán trao tay, không làm thủ tục với Nhà nƣớc, hoặc khai thấp hơn giá thực tế giao dịch làm Nhà nƣớc bị thất thu thuế, không quản lý đƣợc việc sử dụng nhà, đất và dễ gây tiêu cực (ở các nƣớc, mức thuế này thƣờng 1% để khuyến khích ngƣời dân giao dịch chính thức có đăng ký nộp thuế).

Điều chỉnh tăng thuế nhà đất nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản và hạn chế đầu cơ.

Thuế trong sử dụng bất động sản (thuế nhà đất) hiện nay ở nƣớc ta quá thấp, không khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả và không hạn chế đƣợc đầu cơ nhà đất. Theo kinh nghiệm của đa số các nƣớc phát triển trên thế giới đều sử dụng thuế tài sản để điều chỉnh việc sử dụng bất động sản có hiệu quả và hạn chế đầu cơ, đánh thuế lũy tiến đối với các trƣờng hợp sử dụng nhiều bất động sản hoặc bất động sản lớn.

Quy định mức thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhƣợng bất động sản cao hơn nếu cá nhân mua bán bất động sản trong thời hạn ngắn (dƣới 3 năm).

3.3.3. Giải pháp về tài chính, tín dụng đối với vốn FDI đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản

Chính sách ổn định tiền tệ, chống lạm phát. Hiện nay vấn đề này đang trở thành vấn đề thời sự đối với điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế nƣớc ta. Việc ổn định tiền tệ, chống lạm phát không chỉ đơn thuần là việc đƣa ra các chính sách, giải pháp đúng cho một thời kỳ nhất định mà còn là năng lực điều chỉnh chính sách và hệ thống công cụ để chúng thích nghi đƣợc với những biến động nhanh chóng của tình hình thực tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có đủ điều kiện đƣợc niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Nghiên cứu tổng thể về tỷ lệ cho vay, chuẩn cho vay, biện pháp kiểm soát, biện pháp giải chấp.. của hệ thống ngân hàng đối với thị trƣờng bất động sản phù hợp tạo điều kiện để hai thị trƣờng cùng phát triển.

Tổ chức tốt hệ thống thông tin liên thông giữa Ngân hàng và thị trƣờng bất động sản để kiểm soát đảm bảo tính an toàn hệ thống, nhất là tỷ lệ cho vay và việc đầu tƣ nội bộ.

Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết tay ba Nhà đầu tƣ - ngân hàng - ngƣời mua nhà và cho vay mua nhà với lãi suất hợp lý, thời gian dài.

Nghiên cứu đề xuất quy định giao dịch bất động sản phải thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng.

Nghiên cứu đề xuất cơ chế cho nhà đầu tƣ vay lại tiền sử dụng đất phải nộp theo lãi suất ngân hàng thƣơng mại.

Từng bƣớc quy định tất cả mọi giao dịch phải thanh toán qua ngân hàng để quản lý về thuế, giao dịch và hạn chế rủi ro cho ngƣời dân.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế và tài chính về bất động sản, giao dịch bất động sản cho hợp lý.

Quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm hỗ trợ cho ngƣời có nhu cầu nhà ở nhƣng thu nhập hạn chế. Nguồn vốn đƣợc hình thành từ đóng góp của ngƣời lao động từ 3% - 5% tiền lƣơng hàng tháng. Nhà nƣớc sử dụng tiền từ quỹ để đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội. Ngƣời gửi tiền sau 10 - 15 năm sẽ đƣợc mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm. Nếu thiếu, Quỹ sẽ cho vay theo lãi suất ƣu đãi thấp hơn lãi suất thƣơng mại. Nếu ngƣời gửi không có nhu cầu mua nhà thì khi nghỉ hƣu sẽ đƣợc trả cả gốc lẫn lãi. Đây là mô hình đƣợc hầu hết các nƣớc phát triển áp dụng. Quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm hỗ trợ vốn cho bên cầu.

Ngoài ra cần nghiên cứu bổ sung các mô hình tín dụng bất động sản khác nhƣ tái thế chấp, trái phiếu dự án... Nghiên cứu đề xuất việc hình thành thị trƣờng thế chấp thứ cấp, các quy định về mua bán nợ, tạo kênh luân chuyển vốn cho ngân hàng, tăng nguồn tín dụng của hệ thống ngân hàng cho thị trƣờng bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường bất động sản của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)