Quản lý nợ của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 37 - 43)

1.3. Quản lý nợ xấu của NHTM

1.3.1 Quản lý nợ của NHTM

Quản lý nợ của ngân hàng: là sự tác động có chủ đích của bộ phận quản lý nợ của ngân hàng đối với đối tƣợng vay nợ một cách liên tục, có tổ chức, liên kết

các thành viên trong bộ phận quản lý nợ của ngân hàng hành động nhằm đạt mục tiêu quản lý nợ của ngân hàng với kết quả tốt nhất.

1.3.2. Quản lý nợ xấu của NHTM

1.3.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu

Quản lý nợ xấu là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Quá trình quản lý nợ xấu đƣợc cụ thể bằng việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng, phân loại danh mục các khoản vay của khách hàng, kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong Hợp đồng tín dụng, tình hình HĐSXKD của khách hàng, sớm nhận biết các dấu hiệu tiềm ẩn để kịp thời có các biện pháp xử lý, tránh để phát sinh hay chuyển thành nợ xấu. Việc phân loại khoản vay sẽ giúp cho NH dễ dàng quản lý danh mục đầu tƣ tín dụng của mình, từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác quản lý nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong chƣơng trình cải cách các hoạt động của NH. Nó giữ vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và uy tín của NH.

1.3.2.2. Mục tiêu quản lý nợ xấu

Hoạt động kinh doanh của NH đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó, để đảm bảo mục tiêu hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững nhất thiết đòi hỏi các NH phải xây dựng một hệ thống phòng ngừa rủi ro và đƣa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu rủi ro. Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM nhằm những mục tiêu sau:

Thứ nhất, nợ xấu tạo ra gánh nặng chi phí cho các NH, vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý nợ xấu là làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho NH.

Thứ hai, xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm mục đích cơ cấu lại danh mục tín dụng, làm trong sạch và lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.

Thứ ba, quản lý nợ xấu nhằm giảm thiểu tổn thất cho NH, nâng cao uy tín của dân chúng đối với NH, tránh sự đổ vỡ cho NH.

Thứ tư, xử lý nợ xấu còn nhằm mục tiêu thu hồi đƣợc lƣợng vốn tồn đọng để tiếp tục quay vòng vốn kinh doanh.

1.3.2.3. Quy trình xử lý nợ xấu

Việc nhận biết, quản lý và thu hồi các khoản nợ xấu là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các NH. Các NHTM đều xây dựng cho mình hệ thống nhận biết và báo cáo các khoản nợ xấu theo chuẩn mực của từng NH nhằm bảo vệ vị thế của NH. Quy trình xử lý nợ xấu thƣờng đƣợc các NHTM thực hiện nhƣ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình xử lý nợ xấu

Khi một khoản nợ đƣợc xác định là nợ xấu, ngay lập tức phải đƣợc chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Tại thời điểm này, tài liệu về khoản nợ phải

Giám sát thƣờng xuyên danh mục các khoản nợ

Nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân các khoản nợ xấu

Xếp hạng các khoản nợ xấu

Rà soát lại hồ sơ các khoản nợ xấu

Lập phƣơng án gặp gỡ khách hàng

Lập kế hoạch hành động

Thực hiện kế hoạch

Chuyển bộ phận tín dụng theo dõi bình thƣờng

Chuyển bộ phận xử lý nợ xấu Nếu chấp thuận

Nếu hiệu quả

Nếu không chấp thuận

đƣợc hoàn thiện với những chứng cứ về tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của nợ xấu.

Cán bộ xử lý nợ xấu cần phải tiến hành việc rà soát khoản nợ xấu mới phát sinh nhƣ thu thập thông tin cập nhật để đánh giá tình trạng khách hàng và hoàn thiện việc rà soát nợ xấu (rà soát toàn bộ các tài liệu liên quan đến khoản vay và TSBĐ, kiểm tra và đánh giá lại TSBĐ về số lƣợng, giá trị…, kiểm tra lại khả năng và thiện chí của khách hàng, của bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đánh giá lại khả năng tài chính của khách hàng theo tình hình mới, đánh giá khả năng thứ tự ƣu tiên trong việc thanh toán nợ của khách hàng cho các chủ nợ, xem xét lịch sử và vị thế hiện tại của khách hàng…).

Sau khi hoàn thành việc rà soát nợ xấu, cán bộ xử lý nợ phải đề xuất về chiến lƣợc xử lý, những hành động để triển khai thực hiện. Tùy thuộc vào tình trạng khách hàng để NH lựa chọn phƣơng pháp xử lý thích hợp (khách hàng có thiện chí hợp tác trả nợ/còn đối tƣợng thu nợ nhƣng năng lực hành vi không đầy đủ/khách hàng không có thiện chí hợp tác, chây ỳ, bỏ trốn, lừa đảo…/không còn đối tƣợng thu nợ/đối tƣợng thu nợ có yếu tố nhạy cảm…). Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ xấu: khai thác hoặc thanh lý.

- Khai thác: là một quá trình làm việc với ngƣời vay cho đến khi khoản nợ đƣợc trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ. Áp dụng phƣơng pháp khai thác để xử lý các khoản nợ xấu có thể đƣợc mô tả nhƣ một chƣơng trình phục hồi để áp đặt lên ngƣời vay với sự thỏa thuận và cộng tác của họ. Các biện pháp có thể bằng lời khuyên trên nhiều chủ thể nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận của ngƣời vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng vay, cho vay thêm, chuyển đổi món vay thành vốn cổ phần và NH sẽ đảm trách một phần việc kinh doanh cho đến khi đảm bảo rằng khoản vay đã đƣợc hoàn trả hoặc đầu tƣ tốt. Ngoài ra, NH có thể thực hiện các hoạt động tƣ vấn nhằm giúp khách hàng cải cách mở rộng sản xuất, cải tiến phƣơng thức bán, tăng sản phẩm mới…, từ đó giảm bớt chi phí hoạt động, tăng doanh số bán và lợi nhuận, từ đó làm tăng khả năng trả nợ của ngƣời vay, giảm bớt đƣợc rủi ro cho NH. Tuy nhiên, các khách

hàng đƣợc sử dụng phƣơng pháp này là các khách hàng có khả năng tồn tại hoặc khách hàng đang gặp khó khăn nhƣng có thể cấu trúc lại nợ và có khả năng thu hồi.

- Thanh lý: đối với các khoản nợ xấu đƣợc thực hiện khi việc tổ chức khai thác tỏ ra không hiệu quả. Các công cụ để thực hiện thanh lý bao gồm: phát mại tài sản thế chấp, kết hợp với cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụ mua bán nợ trên thị trƣờng… Khi phƣơng pháp này đƣợc lựa chọn, có nghĩa là NHTM đã quyết định làm mạnh tay, có thể cắt đứt mối quan hệ sau này với khách hàng, sau khi đã cân nhắc mọi yếu tố và nhận thấy khả năng cải thiện tài chính của ngƣời vay là xa vời. Sự thanh lý thƣờng đƣợc nhanh chóng thực hiện trong những trƣờng hợp tƣ tƣởng không sẵn lòng chi trả đã rõ, hành động lừa đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã rõ ràng, tình hình tài chính của ngƣời vay là vô vọng.

Tùy thuộc vào thiện chí của khách hàng, tình hình thực tế của khách hàng và TSBĐ, NH có thể áp dụng các biện pháp thanh lý khác nhau, nhƣng nói chung việc thanh lý dựa trên các điều kiện sau:

- Nợ tồn đọng có TSBĐ: Xử lý trong trƣờng hợp khoản vay tồn đọng, có TSBĐ, không thể áp dụng hoặc đã áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác nhƣng không hiệu quả. Đối với nợ có TSBĐ là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản Tòa án giao cho NH thì NH chủ động xử lý theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trƣờng, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nƣớc. Lấy giá TSBĐ đƣợc định giá khi xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay và lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí theo quy định (nếu có).

- Nợ không có TSBĐ và không còn đối tượng để thu: NH thực hiện phân loại và tổng hợp báo cáo NHNN Việt Nam.

- Nợ tồn đọng không có TSBĐ và khách nợ đang tồn tại, hoạt động: Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đánh giá lại nợ thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác nhƣ: chuyển nợ thành vốn góp kinh doanh, liên

doanh, mua cổ phần, giãn nợ, miễn giảm lãi,… NH cũng có thể bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ.

Có thể nói, việc xử lý những khoản nợ xấu giống nhƣ việc chấp nhận tín dụng, là một nghệ thuật hơn là một khoa học và khó nói đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của NH đến mức nào trong việc xử lý các khoản nợ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)