1.4. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số Ngân hàng
1.4.3. Một số Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Vào tháng 7 năm 2013 tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo về quản lý nợ xấu với sự tham gia của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, tƣ vấn kinh tế, luật sƣ đến từ ngân hàng ANZ, Công ty Grant Thornton, Leadco cùng nhiều cán bộ ngân hàng trong nƣớc. Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế và trong nƣớc về xử lý nợ xấu thông qua những ví dụ điển hình, trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị, giải pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam trong tình hình hiện tại. Theo kinh nghiệm của ANZ và Grant Thornton, khách hàng thƣờng có quan hệ với nhiều ngân hàng, do đó các ngân hàng chủ nợ liên quan cần liên kết, hợp tác xử lý khi có nợ xấu phát sinh. Điều này có thể tạo thêm điều kiện kinh doanh cho khách hàng, giúp giảm bớt rủi ro và thậm chí có thể mở những cơ hội đầu tƣ khác cho ngân hàng. Tuy nhiên nợ xấu ở Việt Nam lại thƣờng đƣợc các ngân hàng xử lý đơn lẻ. Các chuyên gia cũng cho rằng có nhiều cách để xử lý các khoản nợ xấu, trong đó có việc chuyển nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm năng. Dù cách này đã đƣợc nhiều ngân hàng quốc tế áp dụng, song ông Matthew Lourey, Giám đốc dịch vụ tƣ vấn tài chính doanh nghiệp của Grant Thornton Việt Nam vẫn cho rằng các ngân hàng không nên tham gia quá sâu vào những lĩnh vực không có chuyên môn, bởi sẽ không thể có quyết định kinh doanh hiệu quả khi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Cũng theo ông Matthew Lourey, ở một đất nƣớc có nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam, ngân sách eo hẹp hơn so với nhiều nƣớc, các ngân hàng trong nƣớc cần tập trung quản lý tốt khách hàng, thực thi hiệu quả các nhiệm vụ của ngành và phát huy tối đa các biện pháp, công cụ hỗ trợ của chính phủ, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững. Ông Philip Paterson, giám đốc bộ phận khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính của ANZ - ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên có giấy phép hoạt động tại Việt Nam năm 1992 và hoạt động thành công ở Việt Nam, cho rằng ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro, do đó những khoản nợ xấu là một phần trong việc kinh doanh và “không có gì là bất thƣờng”. Hầu hết các ngân hàng quốc tế và bản thân ANZ – dù có thâm niên hoạt động hơn
170 năm – cũng đều phải thiết lập phòng quản lý rủi ro và đƣợc điều hành bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Trên thế giới, trong trƣờng hợp tái cơ cấu tài chính thì các NH thuờng phải giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu vì các khoản nợ xấu thực sự không hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ thƣờng phải miễn cƣỡng khi thanh toán các khoản nợ xấu này cho nên Chính phủ thƣờng phải tìm cách “đánh bóng” NH để có đƣợc lƣợng tài sản có chất lƣợng tốt tƣơng đƣơng với các khoản nợ của mình với mục đích thu hút các nhà đầu tƣ.