Các giải pháp đƣa ra trên đây đều nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ xấu tại Vietinbank Hà Tĩnh. Mỗi giải pháp mang lại hiệu quả khác nhau và cần đƣợc thực hiện trong những điều kiện khác nhau. Để có đƣợc hiệu quả xử lý nợ xấu cao nhất thì Chi nhánh cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp nêu trên và phải đƣợc sự hỗ trợ từ nhiều phía cơ quan chức năng. Tuy nhiên, có những giải pháp Chi nhánh có thể thực hiện ngay mà không cần có sự tác động từ bên ngoài, có những giải pháp Chi nhánh cần đƣợc sự hỗ trợ từ bên ngoài và cần có thời gian thực hiện mới đem lại kết quả. Vì vậy, việc triển khai thực hiện giải pháp có thể chia thành hai giai đoạn nhƣ sau:
3.3.1. Giai đoạn I (thực hiện trong năm 2014)
Trong giai đoạn này, Chi nhánh có thể thực hiện ngay một vài giải pháp mà không cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài (Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc hay Ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam) và không cần thời gian thực hiện, chỉ cần sắp xếp lại cơ cấu hoạt động và phƣơng thức làm việc ngay tại Chi nhánh. Đối với nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý nợ xấu, Chi nhánh có thể thực hiện các giải pháp: đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp; cơ cấu lại nợ cho khách hàng; giám sát nợ xấu có hiệu quả; trích lập và sử dụng quỹ DPRR hợp lý và có hiệu quả; tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của Tổ xử lý nợ xấu tại Chi nhánh và thực hiện đúng quy trình tín dụng. Mỗi giải pháp, Chi nhánh cần thực hiện trong những điều kiện khác nhau. Cụ thể:
a. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: Chi nhánh xem xét cụ thể từng trƣờng hợp khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ riêng. Biện pháp này áp dụng trong trƣờng hợp khách hàng có thiện chí hợp tác trả nợ: thể hiện qua việc khách hàng cung cấp thông tin, phối hợp làm việc, nghiêm túc tuân thủ các thoả thuận với ngân hàng, nỗ lực trả nợ, chủ động và tích cực tìm giải pháp phục hồi nguồn thu nợ… Đối với khách hàng đang gặp khó khăn do không tìm đƣợc nguồn đầu ra tiêu thụ hàng hoá và chậm thu hồi công nợ, Chi nhánh cần phối hợp giúp đỡ khách hàng tìm nguồn đầu ra, bám sát tình hình công nợ và thanh toán của bạn hàng để kịp thời thu nợ quá hạn.
Hiện tại, cán bộ làm công tác thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh là cán bộ khách hàng kiêm nhiệm. Để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ, Chi nhánh cần tăng tính hiệu quả của công việc thu hồi nợ thông qua sự hỗ trợ của thông tin. Từ các thông tin tổng hợp, khái quát đến các thông tin chi tiết về khách hàng, khoản nợ và TSBĐ, cán bộ khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quát về khách hàng và qua đó có phƣơng án làm việc với khách hàng, xử lý thu hồi nợ có hiệu quả hơn. Chi nhánh cũng nên đánh giá lại phƣơng thức làm việc của đội ngũ thu nợ hiện tại để củng cố, chấn chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ này, có thể giảm tải công việc khác đối với các cán bộ này để tập trung chuyên sâu vào công tác thu hồi nợ.
Chi nhánh tiếp tục đề ra kế hoạch thu hồi nợ từng tháng đối với từng khách hàng, cập nhật tình hình/kết quả triển khai, phân tích nguyên nhân đạt/không
đạt và liên tục đánh giá khả năng thu hồi nợ của khách hàng này trong từng Quý để có thể có những điều chỉnh thích hợp.
b. Cơ cấu lại nợ cho khách hàng: Trong trƣờng hợp Chi nhánh đánh giá khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời, có thể chƣa chuyển nợ xấu tại Chi nhánh, Chi nhánh có thể xem xét tình hình thực tế của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng nếu đƣợc cơ cấu lại nợ để xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
c. Giám sát nợ xấu có hiệu quả: Đối với các khoản nợ xấu đang tồn tại, Chi nhánh cần bám sát tình hình khách hàng, có kế hoạch thu hồi nợ cụ thể đối với từng khách hàng trong từng thời kỳ và liên tục đánh giá tình hình khách hàng để có điều chỉnh phù hợp. Để có đánh giá chính xác về khách hàng, ngoài việc đòi hỏi cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu phải có trình độ mà còn yêu cầu phải có kinh nghiệm trong công tác nợ xấu. Chi nhánh nên lựa chọn cán bộ đủ khả năng nhất để làm công tác này trong giai đoạn trƣớc mắt.
d. Trích lập và sử dụng quỹ DPRR hợp lý và có hiệu quả: Hàng quý, Chi nhánh vẫn trích lập quỹ DPRR và có đề xuất sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu của những khách hàng không còn khả năng thu hồi nợ từ những biện pháp khác. Để trích lập DPRR hợp lý, đòi hỏi việc đánh giá khách hàng phải chính xác (đánh giá tình hình hiện tại và dự báo khả năng của khách hàng trong thời gian tới) thì kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh mới thực sự phản ánh đúng thực trạng của khách hàng và những rủi ro có thể xảy ra. Việc này yêu cầu cán bộ làm tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra tình trạng của khách hàng qua nhiều kênh thông tin để có những nhận định chính xác.
Việc sử dụng quỹ DPRR cũng phải căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng không còn nguồn trả nợ hoặc việc trả nợ của khách hàng còn kéo dài, Chi nhánh mới xử lý nợ xấu của khách hàng bằng quỹ DPRR. Vì trích lập DPRR nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh nên sử dụng DPRR phải thực sự hợp lý va mang lại hiệu quả.
e. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổ xử lý nợ xấu tại Chi nhánh: Tổ xử lý nợ xấu phải thƣờng xuyên cập nhật các văn bản về xử lý nợ xấu của Ngân
hàng Nhà nƣớc và của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, thƣờng xuyên liên hệ với các phòng đầu mối tại Hội sở chính (phòng công nợ, phòng Quản lý rủi ro, phòng Pháp chế) để có thể nhờ sự giúp đỡ của các phòng ban này trong việc tìm các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả, giảm bớt chi phí phát sinh.
f. Thực hiện đúng quy trình tín dụng: Bên cạnh việc thu hồi các khoản nợ xấu, Chi nhánh phải kiểm soát tốt các khoản nợ hiện tại, không để phát sinh nợ xấu từ các khoản nợ này. Một trong các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu có thể áp dụng ngay, đó là thực hiện đúng quy trình tín dụng. Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải đƣợc làm theo quy trình chuẩn do Vietinbank xây dựng chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện theo trình tự quy trình và qua tất cả các khâu. Việc này đòi hỏi cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ khách hàng phải hiểu rõ bản chất và nghiêm túc tuân thủ thực hiện.
3.3.2. Giai đoạn II (thực hiện trong giai đoạn 2015-2017)
Giai đoạn II là giai đoạn thực hiện cần có thời gian thực hiện và cần có sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan. Trong giai đoạn này, song song với việc thực hiện các giải pháp của giai đoạn I, Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp còn lại của hai nhóm giải pháp nêu trên, bao gồm các giải pháp: khai thác, xử lý có hiệu quả các TSBĐ; bán nợ; nâng cao chất lƣợng thẩm định, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; thực hiện đa dạng hóa khách hàng và phƣơng thức cho vay; tích cực thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể nhƣ sau:
a. Khai thác, xử lý có hiệu quả các TSBĐ: Chi nhánh cần rà soát lại về mặt pháp lý của các TSBĐ để đảm bảo quyền lợi của Chi nhánh trong trƣờng hợp phải xử lý TSBĐ. Đối với các khách hàng có TSBĐ mà không còn nguồn thu nợ nào khác, Chi nhánh hoàn thiện các thủ tục và phối hợp với Hội sở chính phát mại TSBĐ của khách hàng để thu hồi nợ.
b. Bán nợ: Trong thời gian tới, Chi nhánh cần phối hợp với Hội sở chính để thu hồi nợ của khách hàng thông qua biện pháp bán nợ vì biện pháp này ít tốn chi phí và việc xử lý nợ đƣợc nhanh chóng.
c. Nâng cao chất lượng thẩm định, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Cả ba biện pháp này đều đòi hỏi thời gian thực hiện do liên quan đến đào tạo và đào tạo lại chất lƣợng nguồn nhân lực. Để làm tốt công tác thẩm định và công tác kiểm tra nội bộ yêu cầu cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần liên tục có các chƣơng trình đào tạo về nghiệp vụ thu nợ cho các cán bộ làm công tác tác nghiệp tín dụng (cán bộ khách hàng, cán bộ quản lý nợ, cán bộ kiểm tra, giám sát tuận thủ) để các cán bộ có thể cập nhật các thông tin mới, kiến thức, kỹ năng tốt về nghiệp vụ thu nợ thông qua việc mời các chuyên gia giảng dạy của các trƣờng, các cán bộ lâu năm có kinh nghiệm của Hội sở chính chia sẻ kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng và lĩnh vực xử lý nợ xấu.
Chi nhánh cũng xem xét sắp xếp lại cán bộ và bổ sung, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực chuyên môn để khai thác tối đa hiệu quả chất lƣợng lao động. Đối với bộ phận quản lý nợ, hiện nay đang có 03 cán bộ làm công tác này, tác giả đề xuất nên bổ sung thêm 02 cán bộ làm công tác này do khối lƣợng công việc nhiều, các cán bộ không có nhiều thời gian sát sao nắm bắt tình hình khách hàng, để thông qua đó có những đề xuất và phối hợp với cán bộ khách hàng trong công tác xử lý nợ xấu.
Mặt khác, Chi nhánh nên phân bổ công việc hiệu quả, tạo ra môi trƣờng làm việc thành công. Hiện nay, mỗi cán bộ khách hàng và cán bộ quản lý nợ đang quản lý danh mục khách hàng rất đa dạng. Chi nhánh nên xem xét để cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng và nhóm ngành nghề có liên quan để sát sao nắm bắt rủi ro.
Đối với công tác tuyển dụng nhân viên mới, Chi nhánh cũng cần có chính sách tuyển dụng hiệu quả. Ngay khi tuyển dụng, Chi nhánh phải chú trọng không chỉ tuyển dụng một cán bộ khách hàng giỏi mà phải tuyển dụng đƣợc một cán bộ khách hàng thu nợ giỏi. Do vậy, các yêu cầu về một cán bộ thu nợ giỏi phải đƣợc đặt ra ngay trong quá trình tuyển dụng chứ không phải tìm ra một cán bộ thu nợ giỏi trong số các cán bộ giỏi đƣợc tuyển dụng. Ngoài ra, phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, chế độ tuyên truyền, hƣớng dẫn cán bộ mới ngay khi bắt đầu công việc để các cán bộ có đƣợc đƣờng hƣớng phát triển sự nghiệp rõ ràng, an tâm công tác và đảm bảo hiệu quả công việc mà họ mang lại
d. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và phương thức cho vay: Chi nhánh cũng nên phát triển đa dạng khách hàng thuộc các ngành nghề để tránh rủi ro về nhóm ngành hàng có liên quan. Việc đa dạng hoá phƣơng thức cho vay vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa giúp Chi nhánh có những biện pháp giám sát chặt chẽ và có hiệu quả tình hình sử dụng vốn của khách hàng.
e. Tích cực thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng: Cán bộ khách hàng cần thƣờng xuyên thu thập thông tin tín dụng của khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng và khách hàng vừa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Việc này nhằm phát hiện kịp thời các thông tin về khách hàng để có những hƣớng xử lý kịp thời. Để làm tốt công tác này, yêu cầu cán bộ khách hàng phải thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tại cơ sở sản xuất, đồng thời phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng của Vietinbank để nắm bắt thông tin về khách hàng kịp thời. Việc này đòi hỏi phải đƣợc thực hiện định kỳ mỗi tháng một lần, thậm chí trƣớc mỗi lần cấp tín dụng.