2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Vietinbank Hà Tĩnh
2.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Vietinbank Hà Tĩnh thời gian từ năm
Trƣớc hết, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của Vietinbank Hà Tĩnh giai đoạn 2009- 2013 trong bảng dƣới đây:
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại VietinBank Hà Tĩnh
Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng dƣ nợ 945 1.352 1.437 1.725 2.063 2 Nợ nhóm 2 0 1,35 0,9 0 0,22 3 Nợ xấu 0,24 1,30 1,30 24,43 1,62 4 Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dƣ nợ 0% 0,1% 0,06% 0% 0.01% 5 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 0.03% 0.09% 0.09% 1.4% 0.08%
0.241.3 1.3 24.43 1.62 0 1.350.9 0 0.22 0 5 10 15 20 25 30 Nợ xấu Nợ nhóm 2
Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại VietinBank Hà Tĩnh
( Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2009 - 2013 của VietinBank Hà Tĩnh)
Nhìn vào bảng 2.7 và Biểu đồ 2.3 ta có thể thấy tổng dƣ nợ về tín dụng của Vietinbank Hà Tĩnh trong các năm không ngừng tăng trƣởng . Cụ thể năm 2009 tổng dƣ nợ tín dụng đạt 945 tỷ VND. Đến năm 2010 tổng dƣ nợ tín dụng là 1.352 tỷ VND, tăng 43% so với năm 2009. Năm 2011 số dƣ tín dụng là 1.437 tỷ VND, tăng 6,2% so với năm 2011. Năm 2012 số dƣ tín dụng là 1.725 tỷ VND, tăng 20% so với năm 2012. Đến năm 2013 số dƣ tín dụng đạt 2.063 tỷ VND, tăng 19% so với năm 2012 .
Nhìn vào bảng 2.7 và Biểu đồ 2.3 ta cũng có thể thấy đƣợc tình hình quản lý nợ xấu của Vietinbank Hà Tĩnh. Năm 2011, nợ nhóm 1 của Vietinbank – Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng 99,85%, nhóm 2 chiếm 0,06% và nhóm nợ xấu (nhóm 3-5) đƣợc kiểm soát ở mức 0,09% tổng dƣ nợ. Tỷ lệ nợ xấu của năm 2011 vẫn đƣợc kiểm soát và giữ nguyên so với năm 2010 và tăng 1,06% so với năm 2009. Nhƣ vậy có thể Vietinbank Hà Tĩnh đã có những giải pháp đúng đắn để kiểm soát tốt tỷ nợ nợ xấu trong năm 2009-2011.
Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh tăng đột biến. Đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu / Tổng dƣ nợ là 1,4%, tăng 1,31% so với năm 2011. Thực tế năm 2012 là năm mà tình hình kinh tế thế giới có sự diễn biến phức tạp đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực
hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Việc tiếp cận đƣợc vốn tín dụng từ Ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng cao cũng cần phải kể đến chủ trƣơng thắt chặt tín dụng chống lạm phát khiến Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cắt giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến Ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp.
Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là khi cho vay, Ngân hàng vẫn còn có lúc chƣa khảo sát kỹ khách hàng, phƣơng án khả thi, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, khiến Ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi đƣợc vốn và lãi vay. Với thực tế khó khăn trên thì tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi .
Tuy nhiên, sang đến năm 2013, tình trạng nợ xấu đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dƣ nợ đã đƣợc kiểm soát và chỉ còn 0,08%, giảm 1,32% so với năm 2012. Nguyên nhân khách quan là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trƣờng bất động sản có dấu hiệu ấm dần đã giúp các Ngân hàng thu hồi đƣợc các khoản nợ khó đòi của nhà đầu tƣ bất động sản còn tồn trong năm 2012. Chính vì vậy, mặc dù thị trƣờng năm 2013 còn nhiều khó khăn, nhƣng chất lƣợng tín dụng và sức khỏe doanh nghiệp đã phần nào đƣợc cải thiện. Nhiều khoản nợ khó đòi của năm 2012 đã đƣợc thu hồi, kéo nợ xấu giảm.
Đó là những nguyên nhân khách quan, còn xét về phía chủ quan: sau những khó khăn từ năm 2012, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ Vietinbank Hà Tĩnh đã theo đuổi chính sách tăng trƣởng tín dụng bền vững, coi
trọng việc nâng cao chất lƣợng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tƣ, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tƣ, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, quản trị rủi ro .Về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, Vietinbank Hà Tĩnh đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN.
Ngoài ra, nếu xét theo việc áp dụng phân loại theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN để phân loại nợ, kết quả phân loại nợ từ năm 2011-2013 cho thấy chất lƣợng tín dụng tại NHTMCP NTVN đã đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ trọng từng nhóm nợ trên tổng dƣ nợ tại các thời điểm nhƣ Bảng 2.7
Bảng 2.7. Cơ cấu theo nhóm nợ Vietinbank Hà Tĩnh 2011-2013.
Đơn vị: Tỷ VND Năm Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 1.434,8 99,85 1.700,57 98,59 2.061,16 99,91 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 0.9 0,06 0 0 0.22 0,01 Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) 0,9 0,06 4,01 0,23 1,28 0,06 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 0,4 0,03 20,42 1,18 0,34 0,02 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 0 0 0 0 0 0 Tổng dƣ nợ 1.437 100% 1.725 100% 2.063 100%
Nguồn báo cáo : Báo cáo tài chính Vietibank Hà Tĩnh
Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy nợ xấu của Vietinbank - Chi nhánh Hà Tĩnh bao gồm 3 nhóm là nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dƣ nợ của chi nhánh. Điều này chứng tỏ công tác quản trị nợ xấu của NHTMCP NTVN đã phần nào phát huy đƣợc hiệu quả của mình.
Cụ thể Năm 2011, nợ xấu tại Chi nhánh là 1,3 tỷ đồng, chiếm 0,09% tổng dƣ nợ. Nhƣng đến năm 2012, tình hình nợ xấu của chi nhánh cao hơn so với năm 2011, cụ thể nợ xấu là 24,43 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng sƣ nợ, tăng đáng kể và đột biến so với năm 2011 với mức tăng là 23,13 tỷ đồng. Nguyên nhân nhƣ chúng ta đã biết là do năm 2012, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần nhận định rằng, năm 2012 là năm khó khăn chung không phải chỉ với Vietinbank- Chi nhánh Hà Tĩnh mà còn với nhiều NHTMCP khác .
Đơn vị: Tỷ VND 0.9 0.4 0 4.01 20.42 0 1.280.340 0 5 10 15 20 25 2011 2012 2013 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Biểu đồ 2.4: Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN năm 2011-2013
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietinbank Hà Tĩnh Song sang đến năm 2013, tình hình đã đƣợc cải thiện đáng kể, cụ thể là nợ xấu thuộc nhóm 3: nhóm dƣới tiêu chuẩn chỉ còn 1,28 tỷ VND (giảm 68% so với năm 2012), nợ xấu thuộc nhóm 4: nợ nghi ngờ chỉ còn 0,34 tỷ VND (giảm 98% so với năm 2012), nợ xấu thuộc nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn vẫn đang kiểm soát tốt và không để phát sinh . Nguyên nhân là do, trong năm 2013, thị trƣờng bất động sản đã khởi sắc trở lại và thu hút đƣợc ngƣời mua khiến doanh số bán nhà, đất tăng lên… và đây chính là thời điểm tốt để Chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn. Điều này cũng cho thấy các biện pháp xử lý nợ quyết liệt của
Vietinbank - Chi nhánh Hà Tĩnh áp dụng trong quản trị nợ xấu đã phát huy đƣợc kết quả tốt .
Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu các Ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh 2011-2013.
Đơn vị: Tỷ VND Năm Ngân hàng 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Nợ xấu Tỷ lệ NX/Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ NX/Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ NX/Dƣ nợ Vietinbank - CN Hà Tĩnh 1,3 0,09 % 24,43 1,4 % 1,62 0,08 % Agribank – CN Hà Tĩnh 179,2 2,3 % 99,9 1,51 % 146, 8 2,58% BIDV – CN Hà Tĩnh 3,2 0,22 % 13,8 0,83 % 10,97 0,57 % Vietcombank - CN Hà Tĩnh 87,6 3,89 % 24 1,03 % 96 3,46 % Bắc Á Bank- CN Hà Tĩnh 0 0 2,5 13,98% 2,05 6,11 % Tổng dƣ nợ
Nguồn báo cáo : Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Tĩnh Hà Tĩnh
Nhìn vào bảng 2.8 – Tình hình nợ xấu của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng vào các năm tử 2011- 2013. So với các Ngân hàng khác thì Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh có tỷ lệ nợ xấu qua các năm tƣơng đối thấp. Cụ thể là năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 0,09 %, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 0,08 %. Chỉ riêng năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến là 1,4 % là do gặp rủi ro trong tín dụng khi cho vay một khách hàng xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị để kinh doanh khám chữa bệnh.
Tuy nhiên năm 2012 là một năm mà nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của sự suy thoái nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, hàng tồn kho tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra, kéo theo là sự tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thong Agribank – Chi nhánh Hà Tĩnh 1,51%, Ngân hàng ngoại thƣơng Vietcombank- Chi nhánh Hà Tĩnh là 1,13%. Đáng chú ý Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Hà Tĩnh có tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 13,98%. Tỷ lệ này là tƣơng đối cao so với các ngân hàng trên địa bàn.