Tác động của nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 35 - 37)

1.2. Nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại

1.2.4. Tác động của nợ xấu

1.2.4.1. Tác động của nợ xấu đối với hoạt động của NHTM

Nợ xấu là kết quả mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo bởi nó vi phạm đặc trƣng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, dẫn đến vi phạm đặc trƣng thứ hai là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin. Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và chính bản thân NH.

a. Nợ xấu ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng

Nợ xấu làm cho nguồn vốn của NHTM bị đóng băng và có thể làm mất vốn. Các khoản nợ xấu phát sinh dẫn đến NH không thu đƣợc gốc và lãi đúng hạn, vòng quay vốn tín dụng chậm, giảm tốc độ chu chuyển vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, thậm chí mất vốn, giảm doanh thu và lợi nhuận của NH. Nếu các khoản nợ xấu vƣợt quá khả năng bù đắp của NH sẽ dẫn đến phá sản NH và kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của cả hệ thống NH trong nƣớc.

b. Nợ xấu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của NH là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi đƣợc hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, NH vẫn phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn đối với các khoản tiền huy động. Sự mất cân đối trên

đến một mức nào đó tất yếu sẽ dẫn tới NH mất khả năng thanh toán các khoản đến hạn. Nhƣ vậy, nợ xấu làm giảm khả năng thanh toán của NH.

c. Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng

Một NH có tỷ lệ nợ xấu cao tức là mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì NH đó thƣờng đứng trƣớc nguy cơ đánh mất uy tín của mình trên thị trƣờng. Không một khách hàng nào muốn gửi tiền vào một NH mà có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vƣợt quá mức cho phép, có chất lƣợng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một NH có mức độ rủi ro cao, khả năng thanh toán suy giảm thƣờng khiến cho việc huy động vốn của NH gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hƣởng dây chuyền là tất yếu.

d. Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Nợ xấu làm cho doanh thu thấp (do không thu đƣợc lãi vay), dẫn đến lợi nhuận thu đƣợc thấp (nằm ngoài dự kiến), thậm chí là lỗ. Hơn nữa, khi phát sinh nợ xấu, NH phải thực hiện trích lập đủ DPRR theo quy định. Nhƣ vậy, khi nợ xấu tăng cao, thu nhập của NH bị suy giảm trong khi phải tăng số tiền trích lập DPRR cho các khoản nợ xấu sẽ khiến cho lợi nhuận còn lại của NH càng bị suy giảm, thậm chí không còn lợi nhuận.

Chi phí phát sinh do nợ xấu tăng lên là rất lớn: chi trả lãi tiền gửi (vì không thu hồi đƣợc nợ để thanh toán); chi phí quản lý, xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của NH, giảm uy tín, ảnh hƣởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác.

e. Nợ xấu có thể là nguyên nhân làm phá sản ngân hàng

Với một NH có tỷ lệ nợ xấu tăng cao, kéo dài và không có biện pháp xử lý triệt để tất yếu dẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh toán bị suy giảm, uy tín bị mất dần trên thị trƣờng, các khách hàng sẽ không còn tin tƣởng vào NH đó và đổ xô đến NH để rút tiền gửi. Khi đó, với khả năng thanh toán thấp, NH không đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền của khách hàng và sẽ đi đến phá sản.

f. Nợ xấu làm giảm khả năng hội nhập

Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, các NHTM đang đứng trƣớc các cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế. Yêu cầu đòi hỏi đầu tiên khi

tham gia hội nhập quốc tế là tính minh bạch trong thông tin công bố và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy, với tỷ lệ nợ xấu cao, vƣợt quá chuẩn mực cho phép, các NH sẽ rất khó chiếm đƣợc lòng tin của các khách hàng và bạn hàng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế và tự mình đánh mất cơ hội tham gia thị trƣờng tài chính tiền tệ quốc tế.

1.2.4.2. Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế

Nợ xấu không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của chính NHTM mà còn có tác động rất lớn tới nền kinh tế.

Nợ xấu tác động đến nền kinh tế chủ yếu thông qua mối quan hệ gián tiếp: Ngân hàng – Khách hàng – Nền kinh tế. Có thể liệt kê ra một số tác động xấu của nợ xấu đến nền kinh tế nhƣ sau:

Thứ nhất, làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD, giảm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và NH, từ đó dẫn đến kìm hãm sự tăng trƣởng, phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, các chi phí phát sinh do nợ xấu gây ra là rất lớn (bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý – xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan). Những chi phí này làm giảm thiểu đáng kể, thậm chí gây lỗ cho các NH khi hạch toán kết quả kinh doanh dẫn đến nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc bị suy giảm.

Thứ ba, nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trƣởng tín dụng, hạn chế khả năng kinh doanh của các TCTD. Nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của TCTD, giảm khả năng cạnh tranh, chậm phát triển và hội nhập.

Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)