3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành chức năng liên quan
Hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM ngoài sự nỗ lực của chính các NHTM, không thể thiếu vai trò và sự trợ giúp của Nhà nƣớc trong việc tạo môi trƣờng, điều kiện và hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ. Cụ thể:
3.4.1.1. Việc xử lý nợ bằng biện pháp mua bán nợ
Xử lý nợ bằng biện pháp mua bán nợ đem lại hiệu quả rất lớn cho các TCTD. Vì vậy, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức chuyên trách mua bán nợ, xử lý tài sản thế chấp. Hiện nay, số lƣợng các Công ty mua bán nợ còn ít và hoạt động chƣa thực sự hiệu quả. Vì vậy, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho các Công ty này phát triển, tăng hiệu quả hoạt động giúp khai thông bế tắc, giảm chi phí thu hồi nợ, tăng tính lỏng cho tài sản thế chấp nhằm giúp NH thu hồi vốn vay nhanh chóng và hiệu quả hơn.
3.4.1.2. Thủ tục thi hành án
Thủ tục thi hành án hiện nay khá phức tạp, qua nhiều giai đoạn từ khi TCTD nộp đơn xin thi hành án đến khi nhận tài sản gán, xiết nợ để phát mại… nhiều nhiêu
khê và mất thời gian. Về việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng về tài sản cho ngƣời mua, nhận tài sản để thi hành án: Điều 49 - Pháp lệnh thi hành án dân sự có quy định: “Ngƣời mua tài sản, ngƣời nhận tài sản để thi hành án đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho ngƣời mua, ngƣời nhận tài sản để thi hành án theo quy định của Pháp luật…”. Theo đó, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho ngƣời mua, ngƣời nhận tài sản để thi hành án. Nhƣng trong thực tế, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn cho cả TCTD và ngƣời mua tài sản do hệ thống pháp luật hiện hành chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ - đặc biệt là vấn đề cải cách hành chính hiện nay còn chậm – nên trong một số trƣờng hợp, ngƣời mua/hay ngƣời nhận tài sản từ thi hành án phải chờ đợi thời gian rất lâu để hoàn thành thủ tục, dẫn đến tâm lý e ngại của khách hàng khi mua các tài sản này và làm ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả thi hành án và các TCTD thu hồi nợ cũng khó khăn. Do vậy, Nhà nƣớc cần sửa đổi các văn bản pháp luật theo hƣớng xác định rõ ngƣời mua tài sản nếu thực hiện theo đúng thủ tục thì phải đƣợc pháp luật bảo vệ tối đa. Các cấp chính quyền, cơ quan liên quan nên tạo điều kiện cho Cơ quan thi hành án có biện pháp thu ngắn thời gian thi hành án nhằm giúp TCTD thu nợ nhanh chóng. Thêm vào đó, hoạt động của Cơ quan thi hành án tại một số địa phƣơng cũng cần chấn chỉnh lại. Nhà nƣớc cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hành lang pháp lý để hoạt động thi hành án đạt hiệu quả hơn, thể hiện tính nghiêm minh của Pháp luật và để Cơ quan thi hành án là một cơ quan độc lập không bị chi phối bởi cơ quan hành chính địa phƣơng trong hoạt động nghiệp vụ. Các cơ quan có liên quan nhƣ: Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Cơ quan thi hành án… cần tích cực hơn nữa trong việc giúp đỡ NH giải quyết, xử lý tài sản thế chấp, xử lý đối với các khách hàng chây ỳ không trả nợ hoặc chiếm đoạt lừa đảo NH.
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các NHTM bằng việc ra các văn bản hƣớng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho NHTM đƣợc chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng, NHNN cũng đang nghiên cứu, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH theo điều 7 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. NHNN nên tiếp tục hoàn thiện văn bản chính thức để tất cả các NHTM đều áp dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Theo quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN về quy chế mua, bán nợ của TCTD. Tuy nhiên, các điều khoản còn rất chung chung, và ở Việt Nam, nếu có việc mua bán nợ thì cũng diễn ra rất khó khăn từ khâu lập hồ sơ đƣa lên Tòa án đến khâu thi hành án, thủ tục phức tạp, thậm chí 2- 3 năm không xử lý đƣợc. NHNN cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết hoạt động mua bán nợ, khai thác tài sản giữa Công ty quản lý nợ với các tổ chức và các cá nhân khác hoặc ngƣợc lại. NHNN cũng cần ban hành thông tƣ về việc xử lý những tổn thất khi các NHTM mua bán nợ, tạo điều kiện cho các NH yên tâm thực hiện việc xử lý nợ của mình.
Tăng cƣờng công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hƣớng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một NH mà cả hệ thống NHTM.
NHNN cần có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong xử lý phát mại tài sản thu hồi nợ, không quá lệ thuộc vào nhiều ngành, gây khó khăn chồng chéo, kéo dài thời gian xử lý nợ quá mức. Kiến nghị NHNN nghiên cứu trình Quốc hội, đƣa vào Luật các TCTD quyền đƣợc trực tiếp phát mại tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.
NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý của các NHTM, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế hoạt động của các NHTM. Để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công tác quản lý nợ xấu, các văn bản, nội quy do NHNN ban hành cần đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng.
Bên cạnh đó, NHNN nên tạo ra cơ chế ràng buộc và khuyến khích các NHTM nhanh chóng xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Về chế tài, NHNN có thể cấp vốn
bổ sung cho các NHTM theo kết quả và hiệu quả công tác xử lý nợ để các NHTM đẩy nhanh tiến độ xử lý TSBĐ và các hình thức thu nợ khác.
Để khuyến khích các NHTM tích cực đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu tồn đọng, NHNN nên chủ trì tổ chức họp hội nghị thƣờng kỳ hàng năm để các NH báo cáo kết quả xử lý nợ tại NH mình. Và nếu NH nào đạt kết quả tốt sẽ đƣợc khen thƣởng đồng thời sẽ bị nhắc nhở, phê bình nếu NH không có phƣơng án để thúc đẩy việc xử lý và quản lý nợ xấu phát sinh. Hội nghị cũng là nơi để các NH ngồi lại với nhau để trao đổi và cùng hợp tác, chia sẻ những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp xử lý nợ trong từng giai đoạn. Có nhƣ vậy thì công tác xử lý nợ sẽ đƣợc thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
Vƣớng mắc mà NH gặp phải trong quá trình cho vay là hệ thống báo cáo sổ sách của các DN nhỏ và vừa chƣa đƣợc thực hiện theo quy chuẩn. Do vậy, rất khó khăn cho NH trong công tác thẩm định năng lực tài chính của đối tƣợng khách hàng này. Vì vậy, Chính phủ cần có các chế tài bắt buộc các DN phải tuân thủ chế độ hạch toán kế toán theo quy định, đảm bảo các báo cáo tài chính đƣợc minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện, tiền đề để lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng.