Kinh nghiệm của Úc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 45 - 48)

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong TPP về nâng cao năng lực cạnh tranh của

1.3.2. Kinh nghiệm của Úc

Mở rộng mạng lưới chi nhánh

Nhìn lại quãng thời gian những năm 1980, Úc có một hệ thống ngân hàng yếu về công nghệ, khả năng QTRR kém, mật độ chi nhánh dày đặc và một phần lớn thị phần nằm trong tay các tổ chức phi ngân hàng. Đó là một trong những chính sách của Chính phủ Úc khi ấy nhằm giới hạn về mức độ tăng trƣởng tổng tài sản; mức lãi suất áp dụng với các khoản tiền gửi, cho vay bị quản lý chặt chẽ. Thêm vào đó là những điều kiện khắt khe đối với các NHNNg muốn tham gia vào thị trƣờng của nƣớc này. Sau này, để tăng cƣờng sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, Chính phủ Úc đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm khuyến khích các NHTM tại đây phát triển, nhƣ mở rộng mạng lƣới; áp dụng CNTT hiện đại để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Có rất nhiều sự thay đổi trong quá trình phát triển hoạt động thƣơng mại của hệ thống ngân hàng Úc, trong đó, sự mở rộng hệ thống mạng lƣới chi nhánh ngân hàng đƣợc cho là có sự thay đổi dễ nhận thấy nhất. Đầu những năm thập niên 80, mạng lƣới chi nhánh ngân hàng Úc tăng liên tục do ngân hàng muốn tận dụng ƣu thế về khả năng tiếp cận và tính tiện lợi của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng trong một môi trƣờng kinh doanh chịu sự điều tiết chặt chẽ của Chính phủ. Thực tế cho thấy, đó là cách duy nhất mà ngân hàng có thể làm để gia tăng thị phần và đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững. Năm 1985, chính phủ Úc đã mời rất nhiều NHNNg thành lập chi nhánh 100% vốn nƣớc ngoài vào tham gia vào thị trƣờng Úc. Cũng trong khoảng thời gian này, một số hiệp hội nhà ở với quy mô lớn đã chuyển đổi

thành ngân hàng. Đứng trƣớc áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính mới thành lập, các ngân hàng thành lập trƣớc đó đã đƣa ra những giải pháp để giảm thiểu rủi ro mà những ngân hàng mới có thể sẽ mang lại. Giải pháp thấy rõ nhất là tái tập trung mạng lƣới chi nhánh nhằm củng cố rào cản gia nhập ngành. Chính sự tham gia của các NHNNg, việc chuyển đổi từ các hiệp hội nhà ở cùng với những giải pháp điều chỉnh nêu trên đã khiến cho số lƣợng các chi nhánh của ngân hàng Úc tăng mạnh trong khoảng thời gian 1980 tới năm 1993.

Theo báo cáo đánh giá của Mc Kinsey, mạng lƣới chi nhánh ngân hàng Úc đã suy giảm khoảng 32% trong khoảng thời gian từ năm 1993 tới năm 2001. Ở thời kỳ tăng trƣởng nóng, các ngân hàng Úc đã tập trung cho vay bất động sản và khách hàng ngoại quốc, nỗ lực tăng trƣởng các khoản mục sinh lời trên bảng cân đối của mình. Nhƣng khi nền kinh tế Úc rơi vào suy thoái sau đó, cùng với khả năng QTRR yếu thì hệ thống ngân hàng nƣớc này đã phải hứng chịu các khoản lỗ lớn từ bất động sản. Vấn đề cấp bách lúc đó đƣợc đặt ra là: các ngân hàng Úc cần phải làm gì để chống chọi lại xu hƣớng đi xuống của doanh thu và lợi nhuận? Giải pháp lúc đó đƣợc đồng thuận là hợp lý hóa hệ thống ngân hàng, giảm thiểu chi phí tối đa. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng bị cắt giảm và ngân hàng đóng cửa các chi nhánh hoạt động không hiệu quả. Thêm vào đó, nguyên nhân dẫn tới tái cấu trúc hợp lý hóa hệ thống ngân hàng là sự áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã khiến giảm bớt đi mạng lƣới chi nhánh ngân hàng đƣợc mở rộng quá mức thời kỳ trƣớc.

Trong giai đoạn này, kênh phân phối điện tử là một giải pháp thay thế tích cực cho các chi nhánh: chi phí đầu tƣ rẻ, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, khả năng phục vụ 24/7... là những ƣu thế nổi trội của kênh phân phối điện tử. Các ngân hàng tại Úc khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch điện tử thông qua chính sách phí, góp phần chuyển dịch từ các chi nhánh truyền thống sang kênh giao dịch hiện đại hơn. Việc giảm số lƣợng chi nhánh mang lại lợi ích to lớn cho các ngân hàng (tiết kiệm đƣợc chi phí tiền lƣơng, chi phí trang thiết bị, chi phí hoạt động...). Song, do địa hình nƣớc Úc rộng lớn, nhiều đồi núi, thì các khách hàng ở

nông thôn hoặc vùng xa xôi đã bị tác động nhất định khi dịch vụ ngân hàng truyền thống bị thu hẹp. Để khắc phục các tác động tiêu cực do đóng cửa các chi nhánh gây ra, hệ thống ngân hàng Úc đã sử dụng nhiều loại kênh phân phối dịch vụ mới thay thế, nhƣ: ATM, EFTPOS (EPTPOS terminals – Các điểm đầu cuối), Phone Banking và Internet Banking. Nhiều ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh đặt trong các cửa hàng, một số khác thì liên kết với hệ thống bƣu điện, hợp tác với các hãng bán lẻ lớn và các hiệu thuốc. Các trung tâm giao dịch nông thôn cũng đƣợc thiết lập để hỗ trợ ngƣời dân vùng nông thôn (Rural transaction centres - RTCs). Các RTCs cung cấp các giao dịch ngân hàng cơ bản, dịch vụ bƣu điện, dịch vụ y tế, điện thoại và internet. Những dịch vụ này đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân ở các vùng xa có trình độ dân trí chƣa cao.

Đến nay, mặc dù các kênh phân phối điện tử đƣợc sử dụng rất rộng rãi nhƣng các chi nhánh truyền thống vẫn chứng minh đƣợc giá trị to lớn của mình. Tuy nhiên, hệ thống mạng lƣới chi nhánh chỉ đƣợc phát triển mở rộng khi các ngân hàng Úc đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng đƣợc những yêu cầu cao về áp dụng tiến bộ công nghệ và năng lực quản trị rủi ro. Chính vì thế mà tốc độ mở rộng mạng lƣới phát triển chậm, không còn mạnh mẽ nhƣ thời kỳ trƣớc (đầu những năm 1990).

Nâng cao năng lực QTRR

Tháng 3/2010, Cơ quan Quản lý thận trọng của Úc (The Australian Prudential Regulation Authority – APRA) đã ban hành văn bản giám sát các tập đoàn kinh tế lớn. Khung giám sát này bao gồm các nguyên tắc QTRR cơ bản ở cấp độ tập đoàn cũng nhƣ các yêu cầu để đảm bảo một tập đoàn kinh tế duy trì số vốn đầy đủ để ngăn chặn sự lan truyền các nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro khác trong tập đoàn.

Commonwealth Bank là một tập đoàn lớn tại Úc sẽ phải tuân thủ các quy định nói trên. Ngân hàng này đang duy trì một mạng lƣới quốc tế lớn mạnh – bao gồm mạng lƣới ngân hàng bán lẻ ở New Zealand, Indonesia và Việt Nam; Commonwealth còn tiến hành đầu tƣ ngân hàng ở Trung Quốc. Cùng với việc triển khai hoạt động kinh doanh nhân thọ ở New Zealand, Indonesia và thành lập một

công ty liên doanh ở Trung Quốc, thì Commonwealth cũng điều hành các chi nhánh ngân hàng ở London, Thƣợng Hải, Singapore, Aucland và Mumbai, cũng nhƣ thiết lập văn phòng tại Bắc Kinh và Hà Nội. Trong một cấu trúc tập đoàn phức hợp nhƣ vậy, việc theo dõi tất cả rủi ro có thể xảy ra là một thành phần quan trọng của QTRR.

Theo yêu cầu hiện hành của APRA, khuôn khổ QTRR căn cứ vào một loạt các báo cáo khẩu vị rủi ro, báo cáo này đƣợc thiết kế để đƣa ra các hƣớng dẫn liên quan đến mức chấp nhận rủi ro của một đơn vị kinh doanh cụ thể. Hàng năm, mỗi lĩnh vực chịu rủi ro của từng tập đoàn sẽ đƣợc yêu cầu xây dựng một báo cáo thận trọng về khẩu vị rủi ro của lĩnh vực đó, đảm bảo phải phù hợp với chiến lƣợc chung của tập đoàn, từ đó đƣa ra khung quản lý rủi ro tổng thể. Để tính toán mức độ rủi ro thực tế của tập đoàn trên phạm vi toàn doanh nghiệp, Commonwealth Bank sử dụng các kỹ thuật, thƣớc đo đã đƣợc thiết lập để xác định các rủi ro đơn lẻ, nhƣng đảm bảo kết quả phải đƣợc tổng hợp. Trong thực tế, các hoạt động QTRR là không hề dễ dàng. Vì thế, tập đoàn Commonwealth đang không ngừng nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Nhóm QTRR tại Commonwealth thƣờng xuyên so sánh kết quả đạt đƣợc với các giới hạn đƣợc xác định là vành đai an toàn – một phần khẩu vị rủi ro. Đồng thời, đảm bảo những biện pháp đƣợc thực hiện nhằm giảm bớt các rủi ro vƣợt quá giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 45 - 48)