Giải pháp tăng cƣờng năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Giải pháp tăng cƣờng năng lực tài chính

4.1.1. Giải pháp tăng quy mô vốn

Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của NHTM, vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là tấm đệm “chống đỡ rủi ro”, là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vốn tự có của các NHTM Việt Nam hiện còn ở mức rất thấp so với khu vực. Trƣớc áp lực mở cửa thị trƣờng khi TPP có hiệu lực, việc cạnh tranh với các NHTM có tiềm lực tài chính

mạnh đến từ Mỹ, Nhật, Úc… là hết sức khó khăn. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, NHTM Việt Nam phải quan tâm đến việc tăng vốn tự có và có thể áp dụng các biện pháp sau để tăng quy mô vốn: Tăng nguồn vốn từ nội bộ (từ lợi nhuận để lại); tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu; tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu chuyển đổi…

Việc ngân hàng tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhƣng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhƣng hoạt động ngân hàng không tăng tƣơng ứng, trình độ quản lý không theo kịp thì số vốn tăng sẽ đƣợc sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là NHTM Việt Nam phải xác định đƣợc mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo đƣợc sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

4.1.2. Giải pháp làm sạch bảng cân đối kế toán

Để thực hiện giải pháp làm “sạch” bảng cân đối kế toán, NHTM Việt Nam nên tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng. Nội dung của giải pháp này là NHTM Việt Nam chuyển toàn bộ phần nợ xấu (cả nội bảng và cả ngoại bảng) sang một Công ty chuyên trách tiếp nhận xử lý nợ xấu. Ở Việt Nam đã thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - VAMC, tuy nhiên Công ty này trực thuộc NHNN nên vẫn bị hạn chế các quy định hoạt động. Chính vì vậy, NHTM Việt Nam nên thực hiện mua bán nợ với Công ty mua bán nợ và tài sản do Chính phủ thành lập, hoàn toàn độc lập với các NHTM, có quy mô vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, sẽ chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn. Sau đó, Công ty này sẽ khai thác, làm tăng giá trị tài sản rồi bán đi, thu hồi vốn để tiếp tục mua các khoản nợ khác.

4.1.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro, để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, NHTM Việt Nam cần áp dụng các giải pháp sau: Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn; Phân tán rủi ro; Sử dụng các đảm bảo chắc

chắn; Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng; Tăng cƣờng công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…

4.1.4. Giải pháp minh bạch về tài chính

Các NHTM Việt Nam cần phân loại nợ và hạch toán nợ theo tiêu chuẩn quốc tế để minh bạch tình hình tài chính. Việc phân loại các khoản nợ vay của NHTM Việt Nam trƣớc hết phải dựa trên phân tích kết hợp hai yếu tố là khả năng trả nợ và tình hình tài chính của khách hàng. Hiện nay, NHNN đã yêu cầu các TCTD/ chi nhánh NHNNg tự thực hiện việc phân loại nợ và gửi kết quả lên trung tâm thông tin tín dụng quốc gia vào cuối mỗi quý (Theo Thông tƣ 03/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg). Điều này đòi hỏi các NHTM phải xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đạt tiêu chuẩn, bao gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lƣợng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 89 - 91)