Thực trạng năng lực công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 72 - 73)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.5.Thực trạng năng lực công nghệ ngân hàng

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam

3.2.5.Thực trạng năng lực công nghệ ngân hàng

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, CNTT ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Công nghệ hiện đại đã tạo ra hàng loạt các kênh phân phối hiện đại, có chất lƣợng, thay thế dần các kênh phân phối truyền thống và là công cụ quản lý hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để có thể tồn tại, phát triển và mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ công nghệ nhằm tƣơng thích với trình độ công nghệ mới. Theo tính toán và kinh nghiệm của các NHNNg, CNTT có thể làm giảm tới 76% chi phí hoạt động của ngân hàng nhƣng đây là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tƣ rất lớn. Nhận thức đƣợc vai trò của CNTT, với tầm quan trọng của các hoạt động thanh toán quốc tế, và vốn cũng nhƣ cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và phức tạp của mình, các NHTM Việt Nam đã chủ động phát triển nền tảng CNTT hiện đại, có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng, không ngừng đầu tƣ vào CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong nƣớc và quốc tế. Hàng năm, các NHTM Việt Nam đầu tƣ nhiều triệu USD cho phần cứng và các giải pháp công nghệ.

Hệ thống máy tính cơ bản của các NHTM Việt Nam đƣợc tích hợp hoàn toàn, cho phép các chi nhánh và các bộ phận truy cập thông tin trực tuyến. Tất cả các chi nhánh và ATM đều đƣợc kết nối qua các đƣờng truyền số liệu thuê bao đến trung tâm dữ liệu chính của ngân hàng đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (phục vụ cho cả nƣớc).

Các NHTM Việt Nam hầu hết đều có 2 hệ thống dự phòng rủi ro. Hệ thống dự phòng tại chỗ, sẵn sàng thay thế cho hệ thống chính khi có rủi ro về mặt công nghệ và trung tâm dự phòng có khả năng thay thế hệ thống chính để đảm bảo hoạt động của ngân hàng trong trƣờng hợp trung tâm chính xảy ra sự cố (kể cả sự cố có tính chất phi công nghệ nhƣ thiên tai, hỏa hoạn…)

NHTM Việt Nam có nền tảng phần mềm riêng cho từng mặt hoạt động, chủ yếu là do mua trọn gói phần mềm của bên ngoài. Các nhà cung cấp phần mềm chủ yếu là Microsoft (cho phần mềm hệ thống và phần mềm tiện ích) và Silverlake (cho

phần mềm ứng dụng mảng ngân hàng lõi, vốn và tài trợ thƣơng mại). NHTM Việt Nam cũng thuê ngoài một số chức năng bảo trì phần cứng và phần mềm của các đối tác cung cấp dịch vụ CNTT lớn trong và ngoài nƣớc nhƣ IBM, FPT, Tecapro…

Hiện tại, các NHTM Việt Nam đang áp dụng phần mềm nghiệp vụ ngân hàng lõi đƣợc đánh giá là tiên tiến. Hệ thống này cho phép ngân hàng thay đổi căn bản các quy trình nghiệp vụ theo phƣơng thức thủ công trƣớc đây sang chuẩn nghiệp vụ tự động hóa của khu vực và quốc tế, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Đến thời điểm hiện tại, mảng CNTT của các NHTM Việt Nam đã đạt đƣợc những thành công rõ nét, đƣợc các ngân hàng trong và ngoài nƣớc đánh giá cao. Các kênh phân phối hiện đại nhƣ Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, … và các sản phẩm hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ nhƣ V-cash, sản phẩm ví điện tử Pay – Plus, … nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đã đƣợc các NHTM Việt Nam triển khai thành công.

Hiện đại hóa hệ thống CNTT và xây dựng nguồn nhân lực là hai yếu tố không tách rời nhau trong quá trình phát triển của bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Nhận thức rõ điều đó, các NHTM Việt Nam đã và đang chú trọng đến công tác tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản và chuyên nghiệp. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của NHTM Việt Nam trong những năm qua đã rất linh hoạt giúp phát huy đƣợc hiệu suất làm việc và gây dựng nên bộ mặt mới năng động cho toàn bộ mạng lƣới các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 72 - 73)