Cơ hội của các NHTM Việt Nam khi TPP có hiệu lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 81 - 84)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Cơ hội của các NHTM Việt Nam khi TPP có hiệu lực

3.3. Khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP

3.3.2.Cơ hội của các NHTM Việt Nam khi TPP có hiệu lực

Tham gia TPP là cơ hội lớn để các NHTM Việt Nam khắc phục đƣợc những điểm yếu còn hạn chế hiện nay và ngày càng phát triển toàn diện hơn nếu mỗi ngân hàng có sự chuẩn bị chiến lƣợc kinh doanh phù hợp và NHNN xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng thật sự bền vững trong thời kỳ tiếp theo – giai đoạn 2016 đến 2020. Những cơ hội cho ngành ngân hàng khi tham gia TPP, cụ thể:

Cơ hội mở rộng, phát triển sang các thị trường nước ngoài

Theo nội dung đã kết thúc đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà cung cấp dịch vụ của một nƣớc TPP có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị trƣờng của nƣớc TPP khác nếu các công ty trong nƣớc hoạt động tại thị trƣờng này đƣợc phép cung cấp dịch vụ đó.

Trong giai đoạn 2010 – 2015, các NHTM Việt Nam cũng có sự chuẩn bị để đón đầu khá tốt cơ hội này. Để chuẩn bị cho hội nhập, nhiều ngân hàng Việt đã có mặt ở nƣớc ngoài, tạo dựng đƣợc uy tín nhằm từng bƣớc chinh phục thị trƣờng tài chính khu vực. Sacombank đƣợc coi là NHTMCP tiên phong mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, với việc thành lập chi nhánh tại Lào từ năm 2008. Mạng lƣới hoạt động của Sacombank ở nƣớc ngoài bao gồm 1 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và 7 chi nhánh tại Campuchia; 1 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và 2 chi nhánh tại Lào, hiện đang kinh doanh rất tốt. Hay nhƣ Vietinbank, sau khi đặt 2 chi nhánh tại Đức (ở thành phố Frankfurt và Berlin), Vietinbank đã chính thức thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Lào (vốn điều lệ 50 triệu USD) vào tháng 8/2012 và văn phòng đại diện ở Myanmar. Sau hơn 4 năm hiện diện tại Lào và Campuchia ở cấp độ chi nhánh, SHB đã thành lập ngân hàng con 100% vốn ở hai nƣớc này… Tính đến nay, các NHTM Việt Nam đã có khoảng 20 chi nhánh/ văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc thúc đẩy đầu ra ra nƣớc ngoài của các NHTM Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các rủi ro về chính trị, văn hóa và luật pháp của nƣớc sở tại, nên rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tiếp cận thông tin, xúc tiến đầu tƣ để giảm thiểu rủi ro quốc gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cơ hội được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý ngân hàng hiện đại

Tại hầu hết các NHTM có tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài trên 5% đều có các chuyên gia nƣớc ngoài đảm trách các vị trí quan trọng trong ngân hàng nhƣ Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, VIB, VPBank… Cơ hội đƣợc làm việc với các chuyên gia, nhà quản lý cấp cao trong ngân hàng sẽ giúp chuyển giao công nghệ, kỹ năng, trình độ quản lý tốt cho các nhà quản lý ngân hàng của Việt Nam. Bên cạnh đó, rất nhiều các NHTM trong nƣớc đã thuê chuyên gia nƣớc ngoài cung cấp các gói thầu tƣ vấn tập trung vào: xây dựng chiến lƣợc, lập kế hoạch kinh doanh, QTRR, quản trị nhân sự, đánh giá chất lƣợng dịch vụ… Có thể nói, đây là bƣớc chủ động của các NHTM Việt Nam trong việc đón đầu các cơ hội kinh doanh

trong môi trƣờng hội nhập, để tìm ra tiếng nói chung với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các đối tác nƣớc ngoài trên con đƣờng hợp tác, cạnh tranh để phát triển.

Hàng loạt các NHTM đã áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại để quản trị ngân hàng nhƣ hệ thống ngân hàng lõi core-banking, hệ thống quản trị khách hàng CRM, hệ thống khởi tạo khoản vay LOS…

Cơ hội nâng cao tính minh bạch, công khai, quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

Thời gian qua, dƣới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các NHTM trong nƣớc đứng trƣớc áp lực phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về tổ chức và hoạt động để có thể khẳng định vị thế và đứng vững trên thị trƣờng. Nhiều NHTM trong nƣớc đã chú trọng tăng cƣờng kỹ năng QTRR, tiệm cận các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại của quốc tế (Basel II, III). Điển hình nhƣ Vietinbank, ngay sau khi Công ty tài chính quốc tế IFC trở thành cổ đông chiến lƣợc (2010), đã ký kết và triển khai tích cực thỏa thuận hợp tác kỹ thuật theo 4 cấu phần, trong đó hỗ trợ về công tác QTRR là một cấu phần quan trọng nhằm xác lập các điều kiện để áp dụng các chuẩn mực của Basel. Có thể khẳng định, hội nhập quốc tế đã giúp các NHTM có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức của các ngân hàng lớn, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới trong công tác QTRR nói riêng và quản trị điều hành nói chung. Mặt khác, với sự tham gia của các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài, các NHTMCP buộc phải công khai, minh bạch hóa thông tin, các hoạt động quản trị, kế toán, tài chính phải chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Thực tế cho thấy, hàng loạt các NHTMCP Việt Nam khi niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán đã phải chuyển hệ thống kế toán sang chuẩn mực quốc tế (IFRS) bên cạnh hệ thống kế toán theo chuẩn mực Việt Nam (VAS). Yêu cầu này là tất yếu khi các NHTM Việt Nam có nhu cầu niêm yết trên thị trƣờng quốc tế. Một số NHTM lớn đã bắt đầu thuê các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm quốc tế để định mức tín nhiệm nhƣ BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Việc công khai xếp hạng bởi các tổ chức quốc tế sẽ mở ra cơ hội cho các NHTM lớn của Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế.

Cơ hội hình thành các mô hình kinh doanh ngân hàng mới

Mặc dù đang bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng nhƣ các khó khăn kinh tế vĩ mô trong nƣớc, thị trƣờng vốn Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển: Số lƣợng tài khoản của các nhà đầu tƣ cá nhân đã tăng nhanh chóng từ khoảng 50 ngàn tài khoản năm 2005 lên khoảng 350 ngàn tài khoản vào cuối năm 2007 và khoảng 500 ngàn tài khoản vào cuối 2008 (chiếm gần 0,6% dân số), đến 2013 là gần 1 triệu tài khoản. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc đang đi vào giai đoạn chất lƣợng hơn với các kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô lớn, có tầm ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh của thị trƣờng vốn Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các ngân hàng đầu tƣ lớn trên thế giới. Hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tƣ đã xuất hiện tại Việt Nam cung cấp dịch vụ và kinh doanh nhƣ Credit Suise, Goldman Sachs, Morgan Stanley, J.P. Morgan, Normura Securities và Daiwa Securities. Các công ty chứng khoán liên doanh cũng bắt đầu xuất hiện từ 2007. Theo cam kết gia nhập WTO, từ 2012 Việt Nam đã cho phép các công ty chứng khoán và quản lý quỹ 100% vốn nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam.

Nhƣ vậy, có thể thấy, theo xu hƣớng phát triển tất yếu của thị trƣờng tài chính Việt Nam, trong bối cảnh tái cơ cấu và hội nhập môi trƣờng tài chính toàn cầu, tiềm năng hình thành và phát triển các định chế tài chính theo mô hình ngân hàng đầu tƣ toàn diện là một thực tế khách quan. Vấn đề đặt ra là, các nhà quản lý, giám sát thị trƣờng, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu sớm để tạo dựng hành lang pháp lý cho các định chế tài chính mới này, từ đó tạo sân chơi bình đẳng, cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập TPP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 81 - 84)