Giải pháp về thị phần và kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.Giải pháp về thị phần và kênh phân phối

4.4.1. Huy động vốn

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, các NHTM Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp nhƣ: (1) đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhƣ tiết kiệm vàng, tiết kiểm có bảo đảm bằng vàng, tiết kiệm dƣỡng lão…; (2) đẩy mạnh công tác marketing để thu hút khách hàng gửi tiền; (3) thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả qua việc tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, áp dụng cơ chế tỷ giá, lãi suất linh hoạt, rút ngắn chênh lệch giá mua, giá bán, có ƣu đãi cho những khoản tiền gửi lớn... Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, các NHTM Việt Nam phải tạo ra sự khác biệt lớn với các NHNNg để thu hút và hấp dẫn khách hàng.

4.4.2. Cho vay

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay, các NHTM Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp nhƣ: (1) nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng; (2) kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau cho vay; (3) hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ và mức chung cho toàn ngành.

Để nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng, các NHTM Việt Nam cần phải nắm rõ thông tin của khách hàng vay (từ thông tin định danh tới thông tin tín dụng), tránh tình trạng khách hàng vay đi vay ở quá nhiều TCTD mà không có khả năng thanh toán; việc phê duyệt cho vay phải tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng, không đƣợc bỏ qua bất kỳ bƣớc thẩm định nào để tối thiểu hóa rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

Sau khi giải ngân, việc theo dõi khách hàng vay sau cho vay cũng vô cùng quan trọng. Việc này giúp ngân hàng có những biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng nhƣ nhanh chóng cắt hạn mức/ thu hồi nợ khi phát hiện ra khách hàng không có khả năng thanh toán…

Hiện tại, hầu hết các NHTM Việt Nam cũng đã có bộ tiêu chí để xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng khách hàng vay nội bộ với khẩu vị rủi ro của riêng mình. Tuy nhiên, việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng vay ở mức trung bình của thị trƣờng là vô cùng cần thiết. Nó cho phép các NHTM có thể đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của khách hàng vay của mình ở mức chung của thị trƣờng và từ đó có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng. Lấy ví dụ ở Mỹ, các TCTD tại đây đều dùng điểm tín dụng FICO (điểm tín dụng đƣợc xây dựng từ dữ liệu của 3 trung tâm thông tin tín dụng lớn nhất Mỹ là Equifax, TransUnion và Experian). Chỉ cần tra thông tin điểm tín dụng của một khách hàng vay thì TCTD tại Mỹ có thể quyết định có cho khách hàng này vay vốn hay không chỉ trong thời gian cực ngắn, trung bình chỉ khoảng 30 giây.

4.4.3. Dịch vụ

Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán

Các NHTM Việt Nam cần triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử, đẩy mạnh đầu tƣ và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Đó là việc tập trung đẩy mạnh dịch vụ tài khoản, trƣớc hết là tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ và tạo sự phát triển cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp đến là tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng quốc tế truyền thống nhƣ mở và thanh toán L/C xuất nhập khẩu, nhờ thu, bao thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ. Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cần phải đẩy mạnh ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh, tăng cƣờng các biện pháp khơi tăng nguồn ngoại tệ, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các NHNNg trên thị trƣờng ngoại hối quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích QTRR đối

với loại hình nghiệp vụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, nghiệp vụ tƣơng lai tiền tệ nói riêng.

Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Thành công trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đƣợc quyết định bởi mạng lƣới và kênh phân phối, khả năng tiếp cận dịch vụ cho mọi khách hàng tại mọi lúc, mọi nơi qua mọi cách. Hiện nay, NHTM Việt Nam phần lớn sử dụng các kênh phân phối dịch vụ trực tiếp qua quầy gây lãng phí thời gian và các chi phí khác. Vì vậy, NHTM Việt Nam cần thiết phải nghiên cứu phát triển và đƣa vào ứng dụng các kênh phân phối hiện đại nhƣ:

- Tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống tự phục vụ (self service) – hệ thống ATM

với khả năng cung cấp hàng chục loại dịch vụ khác nhau, có thể hoạt động thay cho một chi nhánh ngân hàng với hàng chục nhân viên giao dịch.

- Ngân hàng qua máy tính (PC Banking/ Home Banking): Xuất phát từ xu hƣớng và khả năng phổ cập của máy tính cá nhân, khả năng kết nối internet mà NHTM Việt Nam cần sớm đƣa ra các dịch vụ để khách hàng có thể sử dụng nhƣ đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn thông tin. Việc sử dụng kênh phân phối này an toàn, tiết kiệm chi phí thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Internet là kênh phân phối hiệu quả mà các ngân hàng bán lẻ trên thế giới đem lại cho các khách hàng của họ. Một ví dụ điển hình là tài khoản tiết kiệm trực tuyến của HSBC đã thu hút trên 1 tỷ USD tiền gửi chỉ sau hai tháng đầu tiên sau khi triển khai chƣơng trình ngân hàng trực tuyến tại Mỹ. Qua chƣơng trình này, HSBC đã mở rộng hoạt động tới 7 bang của nƣớc Mỹ và cả bang Colombia, nơi đã có chi nhánh của các ngân hàng bán lẻ Mỹ. Hiện nay, HSBC đã có thể tiếp cận các khách hàng trên toàn bộ nƣớc Mỹ, thị trƣờng mà trƣớc đây HSBC chƣa hề có mặt.

- Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking): Với xu thế bùng nổ các thuê bao

di động và điện thoại thông minh nhƣ ngày nay tại thị trƣờng Việt Nam thì đây là một kênh phân phối hiệu quả, tiềm năng mà NHTM Việt Nam cần tập trung khai thác.

Các NHTM Việt Nam cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, thƣờng xuyên đổi mới công nghệ, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, giá trị gia tăng

của dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng là một trong những thế mạnh của các NHNNg, đây

là một trong những thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nƣớc. Tuy NHTM Việt Nam thời gian qua cũng có những sản phẩm dịch vụ mới theo chuẩn mực quốc tế, nhƣng nếu so với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thế giới thì xem ra vẫn còn khoảng cách. Vì vậy, việc tăng cƣờng sản phẩm dịch vụ ngân hàng là công tác mà NHTM Việt Nam phải thực hiện thƣờng xuyên, bên cạnh công tác đổi mới công nghệ. Đồng thời, dựa trên những sản phẩm dịch vụ hiện có, NHTM Việt Nam cần chú trọng đến việc áp dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 93 - 96)