CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP
3.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam qua phân tích SWOT
SWOT
3.3.1.1. Điểm mạnh
- Các NHTM Việt Nam trong những năm qua đã không những gia tăng mạng lƣới hoạt động mà tốc độ tăng của vốn điều lệ cũng rất cao.
Tăng vốn điều lệ là cơ sở để các NHTM Việt Nam có thể mở rộng, phát triển quy mô hoạt động, kinh doanh an toàn, hiệu quả và xây dựng uy tín, thƣơng hiệu.
Động thái cứng rắn hơn của NHNN trƣớc đề nghị tăng vốn của NHTM vào thời điểm hiện tại là một tín hiệu tích cực với hệ thống ngân hàng, buộc các ngân hàng chú trọng nhiều hơn tới mục tiêu tăng vốn. Kết quả là các NHTM đã có tốc độ tăng vốn rất cao.
Bên cạnh đó, qui mô mạng lƣới của các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng, nâng cao khả năng tiếp cận đến khách hàng trên mọi tỉnh thành. Số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM tăng mạnh và không ngừng qua các năm chứng tỏ các ngân hàng đã tích cực trong việc mở rộng địa bàn hoạt động.
- Các NHTM Việt Nam am hiểu rõ thị trƣờng hơn các NHNNg
Các NHTM Việt Nam hiểu rõ đƣợc đặc tính về kinh doanh, sản xuất tiêu dùng, thị hiế, tâm lý của ngƣời Việt Nam. Trong khi đó, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài mới chỉ đƣợc cấp phép thành lập từ tháng 04/2007, số lƣợng còn ít, mạng lƣới chỉ tập trung ở các thành phố lớn nhƣ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó các ngân hàng trong nƣớc có thể tận dụng ƣu thế này để nhanh chóng chiếm lấy thị phần của mình trên khắp địa bàn đất nƣớc trƣớc khi thị trƣờng bão hòa.
- Với sự hỗ trợ từ World Bank thông qua dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ
thống thanh toán, việc ứng dụng CNTT ở các NHTM ngày càng đƣợc chú trọng, nâng cao và phát triển.
- Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển CNTT nhanh trên
thế giới, vì vậy, các NHTM Việt Nam cần tạo điều kiện làm nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng cũng nhƣ mang lại lợi ích tối đa cho ngƣời sử dụng dịch vụ.
3.3.1.2. Điểm yếu
- Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với các NHTM nƣớc ngoài.
Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Mức vốn điều lệ thấp làm hạn chế khả năng hoạt động của ngân hàng, ví dụ nhƣ hạn chế nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhƣ bảo
lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu. Vốn điều lệ thấp cũng chính là bất lợi lớn của NHTM Việt Nam khi cạnh tranh với các NHNNg có qui mô vốn lớn hơn nhiều.
Ngoài ra, các NHTM Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhiều so với thế giới, đặc biệt là các NHTMNN. Hệ số CAR của một số ngân hàng lớn của Việt Nam trung bình chỉ xấp xỉ 9%, trong khi trên thế giới, mức trung bình khoảng 12%, châu Á - Thái Bình Dƣơng trên 13%. Tỷ suất lợi nhuận ROE trung bình của các nƣớc trên thế giới khoảng 20%, trong khi ở nƣớc ta, đa phần chỉ khoảng dƣới 15%. Tất cả tạo nên khó khăn cho các NHTM trong nƣớc trƣớc làn sóng ồ ạt tiến vào của các NHNNg. Nó đòi hỏi ngân hàng phải tự nâng cao khả năng, đổi mới mình để tự cứu lấy mình.
- Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với doanh nghiệp còn khá cao.
Từ nhiều năm trƣớc khi việc thành lập hệ thống NHTMCP đƣợc thực thi, Chính phủ đã chủ trƣơng phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã đƣợc lựa chọn để góp vốn với tƣ cách cổ đông Nhà nƣớc. Sự hiện diện của những ngân hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vƣợt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng nhƣ những yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới đƣợc thành lập. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra, xét từ góc độ nghiệp vụ, các ngân hàng quốc doanh lớn đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản trị thậm chí chia sẻ cả nguồn nhân lực với tất cả các ngân hàng họ góp vốn. Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhƣ tỷ lệ nắm giữ giữa các tổ chức, vai trò của các cổ đông và công tác giám sát vai trò này là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, đồng thời cũng mang tính biến động cao, kết hợp với nguồn thông tin hạn chế. Trƣớc hết, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhƣng hiện đang đầu tƣ dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong các NHTM. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTMCP. Bốn ngân
hàng lớn có sở hữu nhà nƣớc chiếm đa số là Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank đều đang có hoạt động đầu tƣ tại nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ khác. Cụ thể, Agribank sở hữu vốn trực tiếp tại Liên Việt Post Bank và thông qua công ty con là Chứng khoán Agribank sở hữu cổ phần tại HDBank, HDBank lại sở hữu cổ phần tại ABBank. BIDV hiện đang sở hữu 65% vốn tại ngân hàng liên doanh Lào - Việt, sở hữu 50% tại ngân hàng liên doanh Việt - Nga, và 50% tại VID/Public Bank. VietinBank bên cạnh việc sở hữu 50% Ngân hàng liên doanh Indovina cũng đang sở hữu 10,39% cổ phần SaigonBank. Trong khi đó, Vietcombank hiện là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD khác nhiều nhất khi sở hữu cổ phần tại bốn ngân hàng và một công ty tài chính bao gồm: 7,16% vốn tại MB; 8,2% vốn tại Eximbank; 5,07% vốn tại OCB; 4,3% vốn tại SaigonBank và 10,91% vốn tại Công ty Tài chính Xi măng CFC. Theo đề án tái cơ cấu các TCTD và Thông tƣ 36 Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN về giảm sở hữu chéo của các NHTM tại TCTD khác, thị trƣờng cũng bắt đầu có những tín hiệu đáng mừng. Kể từ đầu năm 2016 đến nay, thƣơng vụ chuyển nhƣợng cổ phiếu ngân hàng nhằm giảm sở hữu chéo đƣợc đánh giá thành công nhất thuộc về Maritime Bank khi bán thành công 64,2 triệu cổ phiếu MBB (tƣơng đƣơng 4% vốn điều lệ của ngân hàng này) cho nhóm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc quỹ Dragon Capital vào ngày 19-2-2016. Nhờ thƣơng vụ này, Maritime Bank thu về gần 1.000 tỉ đồng, đồng thời giảm tỷ lệ nắm giữ
MBB xuống mức 4,96% (dƣới quy định 5% theo Thông tƣ 36). Tháng 6/2016 vừa
qua, VietinBank cũng mới thoái bớt vốn khỏi SaigonBank (từ 10,39% xuống 4,91%), đồng thời quyết định thoái vốn tại Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
- Năng lực quản lý điều hành trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn nhiều hạn chế. Ngoài một số NHTMNN và NHTMCP lớn đƣợc thành lập cách đây nhiều năm thì một số lƣợng không nhỏ các ngân hàng mới đƣợc thành lập trong thời gian gần đây đều là từ các tập đoàn, các công ty góp cổ phần hoạt động ngoài lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vì vậy, có thể nói các ngân hàng này còn rất thiếu kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, một lĩnh
vực hoạt động nhiều rủi ro không chỉ giới hạn trong nƣớc mà triển khai ra khắp thế giới. Vì vậy, đây cũng chính là lý do mà một số các NHTM Việt Nam chỉ tập trung vào các sản phẩm dịch vụ truyền thống và thiếu mạnh dạn đầu tƣ vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế chƣa cao. Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu chƣa thực sự cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ tƣ vấn một cách hoàn hảo về các hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Trong khi đó, chế độ tiền lƣơng chƣa thỏa đáng, dễ dẫn đến hiện tƣợng chảy máu chất xám mà mảng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán quốc tế rất cần những cán bộ giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
- Việc đáp ứng dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế bởi các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đơn điệu. Trong chiến lƣợc phát triển sản phẩm, các NHTMCP trong nƣớc vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực tín dụng, trong khi các dịch vụ ngân hàng hiện đại có thể thu đƣợc nhiều phí dịch vụ lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mực.
- Yếu tố hạ tầng kỹ thuật vẫn còn kém. Ở Việt Nam hiện nay mạng lƣới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chƣa hoàn chỉnh và thống nhất. Nhiều bất cập gây phiền phức cho chủ thẻ là nguyên nhân chính khiến ngƣời dân vẫn ƣu tiên sử dụng tiền mặt (Ví dụ nhƣ bị nuốt thẻ tại ATM; giao dịch cà thẻ không ra hóa đơn vẫn bị trừ tiền; rủi ro thẻ bị đánh cắp thông tin còn cao…)
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng nhƣ siêu thị, cửa
hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, xe... đều không ƣa chuộng hình thức thanh toán thẻ cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Nguyên nhân chính ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh thu để giảm bớt thuế thu nhập và không muốn mất phí cho ngân hàng. Mặc dù theo thông lệ quốc tế, phí POS mà các đơn vị này phải trả cho ngân hàng là 3% doanh số tiền quẹt thẻ, nhƣng ít đơn vị kinh doanh nào ở Việt Nam chấp nhận trả tỷ lệ này. Thậm chí có
nhiều đơn vị chấp nhận thẻ đòi thu thêm phí quẹt thẻ của khách hàng khi khách hàng muốn thanh toán qua thẻ.
3.3.1.3. Cơ hội
Dân số Việt Nam hiện nay là dân số trẻ. Và xu hƣớng của giới trẻ hiện nay là thƣờng hƣớng tới hoạt động thanh toán phi tiền mặt và thích sử dụng các dịch vụ mobile banking và internet banking. Việc phát triển các dịch vụ này mang lại nguồn thu từ phí sử dụng rất lớn cho các NHTM. Không những vậy, giới trẻ ngày càng ƣa thích việc vay để tiêu dùng. Xu hƣớng này khiến cho các NHTM liên tục phải nghiên cứu phát triển những sản phẩm vay tiêu dùng mới, linh hoạt, tiện dụng để đáp ứng nhu cầu rất lớn của lớp dân số này.
Thu nhập ngày càng tăng của một bộ phận ngƣời dân tạo cơ hội cho sự phát triển sâu của thị trƣờng tài chính, qua đó tạo cơ hội cho sự phát triển các sản phẩm tài chính cũng nhƣ việc cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc tƣ vấn và quản lý danh mục đầu tƣ cho khách hàng.
Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tƣ công dự kiến đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua. Quá trình này vừa là thách thức những cũng tạo ra không ít cơ hội cho việc thâu tóm tài sản giá rẻ, đa dạng hóa đầu tƣ của các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh.
Mặt khác, quá trình tái cơ cấu cũng có thể là yếu tố tích cực với các ngân hàng nhỏ nếu xét trên khía cạnh NHNN đƣa họ trở về đúng thị trƣờng và lĩnh vực kinh doanh mà họ có vốn lợi thế. Thị trƣờng hiện nay ít có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngân hàng yếu kém và ngân hàng nhỏ. Do đó, khi các ngân hàng nhỏ thực sự phát huy đƣợc thế mạnh trong đúng lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì đầu tƣ dàn trải chạy đua phát triển những sản phẩm tƣơng tự nhau nhƣ trên thị trƣờng thì đây chính là cơ hội để khẳng định tên tuổi và trụ vững trong cuộc chiến tái cơ cấu toàn hệ thống của các ngân hàng này.
3.3.1.4. Thách thức
Tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao. Theo con số thống kê đƣợc công bố cho thấy: Xét trên toàn ngành ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu giữa các năm có sự biến động trên mức 3%. Đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệ này lên đến con số 4,09%. Năm 2013, đánh dấu sự ra đời của VAMC đã làm cho tỉ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm, tuy nhiên ta vẫn thấy sự giảm vẫn là nhất thời và chƣa có dấu hiệu giảm thực thụ. Tuy nhiên, sự chính xác của các con số này trên thực tế còn là một vấn đề rất nan giải bởi thủ thuật che, ủ nợ xấu hay các kỹ thuật làm đẹp báo cáo tài chính.
Đơn vị: %
Hình 3.11: Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ cho vay
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam)
Đơn vị: % 3,47% 4,09% 3,79% 3,86% 4,17% 3,88% 3,25% 3,81% 3,15% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00% 4,50% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Quý I/2014 Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014 Quý I/2015 Quý II/2015 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ cho vay
Hình 3.12: Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống 2015
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam)
Tình trạng sở hữu chéo ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến các tác động tiêu cực cho các NHTM nhƣ cho vay theo quan hệ, thu xếp vốn cho những dự án đầu tƣ chƣa minh bạch, hoặc phục vụ cho mục đích thâu tóm ngân hàng. Từ thực tiễn hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam cho thấy, hệ thống các TCTD Việt Nam hiện có 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau: Nhóm 1 là sở hữu của các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài tại các ngân hàng liên doanh; Nhóm 2 là cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài tại các NHTM trong nƣớc; Nhóm 3 là cổ đông tại các ngân hàng là các công ty quản lý quỹ; Nhóm 4 là sở hữu của các NHTMNN tại các MHTMCP; Nhóm 5 là sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP; Nhóm 6 là sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân. Sở hữu chéo đã làm nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không đƣợc đánh giá đúng mức; làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát và có thể làm sai lệch tinh thần của các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN.
NHTM có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng và rủi ro tập trung cao. Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, rủi ro tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu món vay của ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của NHTM. Khi rủi ro tín dụng phát sinh, NHTM không thực hiện
50,5% 27,8% 4,2% 17,5% Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống 2015 NHTMNN NHTMCP NHNNg Các TCTD khác
đƣợc kế hoạch đầu tƣ cũng nhƣ kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các ngân hàng khác, buộc ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản. Rủi ro tập trung là một phần của rủi ro tín dụng, là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của NHTM, tài sản có của NHTM hoặc tổng số tổn thất của NHTM. Trong hoạt động tín dụng, khi thực hiện bất kỳ một khoản tín dụng nào, NHTM