Thách thức của các NHTM Việt Nam khi TPP có hiệu lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 84 - 89)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3.Thách thức của các NHTM Việt Nam khi TPP có hiệu lực

3.3. Khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP

3.3.3.Thách thức của các NHTM Việt Nam khi TPP có hiệu lực

“Sân chơi” TPP sẽ tạo thuận lợi cho các NHTM Việt Nam mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng hợp tác để phát triển, song cũng đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao ý thức, chủ động hợp tác, ứng phó với khó khăn và bắt kịp xu thế của thị trƣờng.

Từ sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam, số lƣợng NHNNg và chi nhánh NHNNg không ngừng gia tăng từ 31 (2006) đến 53 (2013) và 50 (31/12/2015). Các NHNNg bắt đầu đặt chân vào thị trƣờng Việt Nam dƣới nhiều hình thức để khai thác một thị trƣờng đầy tiềm năng, sức ép cạnh tranh vì vậy cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Cùng với sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn với chất lƣợng tài sản kém, nguy cơ đổ vỡ có thể xảy ra. Trong bối cảnh đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015”, theo đó khuyến khích sáp nhập, hợp nhất các TCTD và thực hiện các giải pháp để lành mạnh hóa tài chính và hoạt động của hệ thống, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững hơn. Sau 4 năm triển khai đề án này, hệ thống các TCTD đã giảm mạnh về số lƣợng, theo đó, có 17 TCTD, chi nhánh NHNNg đã giảm do thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc rút giấy phép hoạt động, một số TCTD chuyển đổi mô hình từ NHTMCP sang ngân hàng TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Đến nay, hệ thống NHTM ở Việt Nam gồm: 7 NHTMNN, 28 NHTMCP, 5 NHTM 100% vốn nƣớc ngoài, 3 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh NHNNg. Nhƣ vậy, giai đoạn 2006 - 2015 tồn tại một xu hƣớng vận động ngƣợc chiều giữa số lƣợng NHTMCP và NHNNg, chi nhánh NHNNg. Trong khi số lƣợng NHNNg và chi nhánh NHNNg tăng lên sau khi gia nhập WTO thì số lƣợng các NHTM trong nƣớc giảm đi, đặc biệt đến cuối năm 2015, việc sáp nhập 9 NHTMCP yếu kém làm cho số lƣợng NHTMCP càng giảm mạnh. Bảng 3.4 Số lƣợng các NHTM Việt Nam STT Loại hình 2006 2007 2011 2012 2013 2014 2015 1 NHTMNN 5 5 3 1 1 1 7 2 NHTMCP 32 34 39 38 38 37 28 3 NH 100% vốn NNg 0 0 5 5 5 5 5

4 Ngân hàng liên doanh 3 5 5 4 4 4 3

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam)

Áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ: đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại

Chính từ việc suy giảm thị phần một cách rõ nét của các NHTM Việt Nam, có thể thấy việc việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ của các NHTM trong nƣớc là một yêu cầu tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Quy định khá thông thoáng về việc bán và cung cấp dịch vụ tài chính trong TPP sẽ cho phép các ngân hàng ngoại “tung” ra nhiều sản phẩm đa dạng, tiện ích và hấp dẫn tại thị trƣờng Việt Nam. Tuy hiện nay, các ngân hàng liên doanh, NHNNg mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trƣờng Việt Nam (10 - 15% thị phần tín dụng, 5 - 7% thị phần huy động vốn) nhƣng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các NHNNg đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nƣớc trên các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Một thực tế không thể phủ nhận là các NHNNg đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nƣớc khi ngƣời dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hƣớng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc thị trƣờng khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các NHNNg, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tƣ công nghệ hiện đại.

Áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực

Do đặc trƣng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân lực chất lƣợng cao với trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, khai thác và sử dụng đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Trong số đó, các chuyên gia tài chính là những ngƣời có tầm nhìn chiến lƣợc, có hành động quyết đoán và nguyên tắc nhƣ

một ngƣời chỉ huy, đặc biệt là khi phải đối phó với những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc coi là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Đây là một thách thức rất lớn của các NHTM Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế. Mặt khác, các NHTM Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài. Khu vực tài chính ngân hàng luôn diễn ra chu trình di chuyển lao động khá khắc nghiệt và trong chu trình đó tất yếu sẽ diễn ra việc dịch chuyển nhân lực chất lƣợng cao từ các NHTM trong nƣớc sang NHNNg tại Việt Nam và sang các nƣớc trong khu vực nếu không có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài.

Áp lực về tài chính, chất lượng tài sản và công nghệ ngân hàng

Tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lƣợng tài sản thấp và chƣa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới là áp lực lớn đối với các NHTM Việt Nam trƣớc thềm hội nhập TPP. Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM trong nƣớc đã tăng trƣởng gấp nhiều lần so với trƣớc khi hội nhập (hiện nay, trong khoảng 133 triệu USD đến 1,8 tỷ USD), song, mức vốn điều lệ trung bình của các NHTM Việt Nam (kể cả các NHTM có vốn của Nhà nƣớc) vẫn không thể so sánh với các ngân hàng trong khu vực với số vốn điều lệ hàng tỷ USD (Ngân hàng Mitsubishi UFJ có số vốn lên đến 1.770 tỷ USD, hay United Overseas Bank của Singapore có số vốn lên tới 13,4 tỷ SGD). Đây là một bất lợi lớn của các NHTM Việt Nam khi xét về tỷ lệ an toàn vốn. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2015, tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng liên doanh và NHNNg tại Việt Nam lên đến 33,8%, trong khi tỷ lệ này ở các NHTMNN là 9,42% và ở khối các NHTMCP là 12,74%. Cơ cấu tài sản chƣa hợp lý và chất lƣợng tài sản thấp (thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu cao) của các NHTM Việt Nam là một thách thức trong việc đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng.

Về hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán, các ngân hàng của Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các NHTM trong nƣớc đang nỗ lực từng bƣớc nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhƣng do năng lực tài chính còn hạn chế cho nên chƣa thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn. Thời gian qua, NHNN Việt Nam đã yêu cầu các NHTM trong nƣớc rà soát năng lực quản trị công nghệ so với tiêu chuẩn Basel II thông qua công cụ chẩn đoán khoảng cách dữ liệu - Data Gap. Kết quả là, các NHTM trong nƣớc mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 40-60% yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II. Điều đó cho thấy, quản trị công nghệ đang là một thách thức lớn trƣớc sức ép hội nhập TPP của các NHTM Việt Nam.

Áp lực nâng cao khả năng QTRR theo Basel II

Một thách thức nữa đặt ra đối với các NHTM Việt Nam là vấn đề về QTRR. Trong khi một số ngân hàng thuộc các nƣớc thành viên TPP đang ở giai đoạn cuối của việc áp dụng hệ thống QTRR theo Basel II (Hiệp ƣớc do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thiết lập) và tiệm cận dần với Basel III thì phải đến năm 2018, 10 NHTM Việt Nam mới hoàn thành thí điểm thực hiện Basel II. Điều này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nỗ lực nâng cấp chuẩn mực quản trị, hƣớng đến thông lệ quốc tế tốt hơn để đủ năng lực, tự tin tham gia vào “sân chơi” TPP, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế.

Áp lực phân biệt đối xử giữa các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước và ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và nước ngoài khác

Ngay khi TPP có hiệu lực, ngay lập tức Việt Nam sẽ không đƣợc phép phân biệt đối xử giữa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc với các ngân hàng tƣ nhân và nƣớc ngoài khác. Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc về bản chất là các doanh nghiệp nhà nƣớc, là đối tƣợng của nguyên tắc chính phủ không đƣợc ƣu đãi riêng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc trong khuôn khổ của TPP. Nếu Chính phủ Việt Nam có những hành động phân biệt đối xử nào đó giữa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc với các ngân hàng tƣ nhân và nƣớc ngoài khác thì những ngân hàng này có quyền kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế. Ngoài những ngân hàng

thuộc sở hữu nhà nƣớc truyền thống nhƣ Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank, hiện nay, Việt Nam còn có thêm một vài ngân hàng có thể coi là những ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nƣớc mới, vốn là những ngân hàng bị NHNN mua lại với giá 0 đồng biến thành sở hữu nhà nƣớc nhƣ Oceanbank và CBBank. Hiện những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc mới này vẫn đang trong quá trình đƣợc NHNN tái cơ cấu và vực dậy bên bờ phá sản. Quá trình tái cơ cấu và phục hồi các ngân hàng này đòi hỏi NHNN phải rót thêm vốn, tạo thêm cơ chế, trao thêm nhiều cơ hội kinh doanh để có thể sớm bình phục, lớn mạnh trở lại để NHNN bán đi thu hồi vốn. Tất cả những đối xử khác biệt sẽ là điều kiện để các ngân hàng khác, nhất là NHNNg, khởi kiện, buộc NHNN phải thay đổi phƣơng pháp thực hiện, dẫn đến quá trình tái cơ cấu ngân hàng sẽ bị đình trệ hoặc ảnh hƣởng không theo mục tiêu của NHNN.

CHƢƠNG 4.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập TPP quốc tế (Trang 84 - 89)