CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QLDA ĐẦU TƢ XÂY
3.3.2. Những hạn chế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
3.3.2.1. Về xây dựng chiến lược, quy hoạch
Nhìn chung, chất lƣợng công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch còn hạn chế. Nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã xin sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn, quy hoạch tiêu thoát nƣớc huyện Đan Phƣợng đƣợc
phê duyệt trƣớc, sau đó phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy hoạch tiêu thoát nƣớc của Thủ đô. Việc sửa đổi bổ sung nhiều lần dẫn đến những khó khăn cho cả bên thực hiện dự án, phía cơ quan quản lý dự án cũng nhƣ nảy sinh những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện.
Những hạn chế trong công tác đầu tƣ xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch là một trong những nguyên nhân gây ra những chậm chễ về mặt thời gian tiến độ triển khai thực hiện dự án gây ảnh hƣởng tới hiệu quả chung của vốn đầu tƣ, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ NSNN.
3.3.2.2. Thất thoát trong sử dụng vốn
Quyết định đầu tƣ vội vàng thiếu chính xác: do tính cấp bách, một số công trình vẫn phải áp dụng hình thức vừa thiết kế vừa thi công. Việc lập và thẩm định dự án chƣa đƣợc sát thực tế, để phát sinh tăng quá lớn. Nhiều khi bên B lợi dụng những sơ hở này mà khai quá so với tỷ lệ tăng thực tế. Nếu bên A thiếu kinh nghiêm hoặc giám sát thi công không chặt chẽ sẽ dễ chấp nhận khối lƣợng bên B giao cho một cách thiếu căn cứ, gây tổn thất lớn mà vẫn không kiểm soát đƣợc chất lƣợng công trình.
Chính sách bố trí vốn đầu tƣ theo các ngành kinh tế chƣa hợp lý, phân tán, đƣa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tƣ quá lớn, không có đủ vốn để đảm nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu xây dựng công trình dở dang hằng năm tƣơng đối nhiều mà không phát huy đƣợc hiệu quả của công trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tƣ.
Khoảng cách giữa thời gian giao kế hoạch và triển khai kế hoạch còn lớn, do vậy làm đình trệ nhiều định hƣớng có liên quan đến công trình. Khâu kế hoạch cũng góp phần không nhỏ làm lãng phí thất thoát vốn đầu tƣ; nhìn chung việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tƣ hằng năm còn bộc lô nhiều nhƣợc điểm:
- Việc phân phối vốn đầu tƣ còn mang tính chất phân chia, dẫn đến bố trí kế hoạch phân bổ vốn không theo tiến độ thực hiện dự án thực tế.
- Triển khai kế hoạch đầu tƣ hàng năm chậm
Tình hình trên dẫn đến nợ dây dƣa gây khó khăn cho ngân sách nhà nƣớc và làm cho các doanh nghiệp nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng khó khăn về vốn vì không thể thanh quyết toán đƣợc.
3.3.2.3. Về lập, tổng hợp, trình phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư
Trong quá trình lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch, do những hạn chế về khả năng chuyên môn của chủ đầu tƣ, khả năng lập dự án cũng nhƣ những điều kiện khách quan trong quá trình lựa chọn tƣ vấn, chủ đầu tƣ chỉ trình một tƣ vấn dẫn đến sự thiếu cạnh tranh giữa các bên tƣ vấn kéo theo chất lƣợng tƣ vấn thấp. Bên cạnh đó nhà tƣ vấn đƣợc lựa chọn cũng chƣa đƣa ra đƣợc nhiều phƣơng án, dự án đƣợc lập chƣa đạt đƣợc tính tối ƣu.
Chất lƣợng của việc lập một số dự án còn chƣa cao dẫn đến phải bổ sung, sửa đổi dự án nhiều lần. Chẳng hạn nhƣ dự án đƣờng giao thông N14 do không khảo sát kỹ nền móng công trình dẫn đến phải bổ sung khối lƣợng đào, đắp nền móng công trình. Công tác thẩm định dự án vẫn còn những hạn chế, nhƣ chất lƣợng thẩm định chƣa cao, tiến độ còn chậm. Nguyên nhân: Do ngay từ bƣớc thiết kế, lập dự toán chƣa thực sự tốt, đơn vị tƣ vấn thẩm định thiết kế - dự toán chƣa tốt, công tác kiểm tra của Phòng Quản lý Đô thị chƣa đƣợc tập trung do số lƣợng dự án nhiều, biên chế của Phòng Quản lý đô thị ít (3 lãnh đạo, 6 chuyên viên và 1 nhân viên hợp đồng).
Chính những hạn chế trong công tác lập dự án, chất lƣợng lập dự án thấp đã kéo theo những vƣớng mắc trong quá trình tổng hợp, trình phê duyệt. Việc điều chỉnh, bổ sung quy mô, khối lƣợng, trình và phê duyệt lại dự án đã kéo dài tổng thời gian dự án dẫn đến nhƣng gia tăng chi phí phát sinh do những thay đổi về chính sách cũng nhƣ những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ giá
cả các yếu tố đầu vào, tình hình phát triển kinh tế, xã hôi,...
3.3.2.4. Về tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Công tác tổ chức đầu thầu và lựa chọn nhà thầu trong thờ gian qua tại huyện Đan Phƣợng còn có một vài hạn chế:
- Kế hoạch đấu thầu dự án đƣợc duyệt chỉ phân khai chi tiết cho gói thầu xây lắp, chƣa phân khai chi tiết các gói thầu tƣ vấn và chi phí khác.
- Hồ sơ mời thầu của các gói thầu xây lắp của các dự án còn tình trạng tiên lƣợng mời thầu đƣợc lấy theo danh mục và khối lƣợng công việc từ dự toán, dẫn tới một số công việc mời thầu còn nêu rõ cả biện pháp thi công.
- Một số dự án do yêu cầu cấp bách phải đầu tƣ bố trí vốn khi chƣa có dự án. Thực hiện công tác đấu thầu và chỉ định thầu chƣa nghiêm. Hàng năm ít các gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi, chủ yếu tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Nhà thầu thiếu tính cạnh tranh, hiệu quả về giá thành công trình đạt thấp (bình quân giảm 1,5%).
- Nhiều nhà thầu năng lực kém không đáp ứng yêu cầu của gói thầu, nhƣng vẫn liên danh với nhà thầu khác đủ năng lực để tham gia đấu thầu, nhƣng thực chất sau khi trúng thầu, chỉ nhà thầu đó thi công dẫn đến chất lƣợng dự án không cao. Chất lƣợng hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không trúng thầu rất thấp, mang tính chất hình thức, không bám sát hồ sơ mời thầu.
Bên cạnh đó, phần lớn các dự án chƣa thành lập đƣợc ban quản lý dự án, chủ đầu tƣ sẽ trực tiếp quản lý dự án. Chính vì vậy, việc hạn chế về khả năng quản lý của các chủ đầu tƣ từ trong quản lý dự án từ khâu thực hiện, lập, trình phê duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu đến giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho các cơ quan quản lý trong nắm bắt tiến độ dự án.
Ngoài ra, sự hạn chế về nguồn cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tƣ XDCT dẫn đến công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần,
nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng chủ yếu dựa vào các nhà thầu tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát và nhà thầu thi công nên chất lƣợng một số công trình còn thấp.
3.3.2.5. Về thanh quyết toán vốn đầu tư
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ XDCT thì đây vẫn là một vấn đề cần đƣợc chỉ đạo, quan tâm. Một số dự án thực hiện tạm ứng, nhất là tạm ứng cho công tác bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhƣng khi có khối lƣợng, không khẩn trƣơng thanh toán, dẫn đến cơ quan tài chính và KBNN phải có văn bản đôn đốc nhiều lần; nhiều dự án đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chủ dự án không kịp thời lập báo cáo quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính, do đó không hoàn tất thủ tục để thanh quyết toán vốn của dự án. Chẳng hạn, dự án Sân vật xã Hồng Hà.
3.3.2.6. Về giám sát, đánh giá đầu tư
Trong công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ hiện nay còn thiếu sự quan tâm của chủ đầu tƣ. Phần lớn chủ đầu tƣ chƣa có sự quan tâm đúng mức đến quá trình theo dõi, giám sát, chỉ giám sát giai đoạn thi công mà không quan tâm đến giai đoạn chuẩn bị. Việc giám sát chƣa đƣợc thƣờng xuyên, còn thụ động nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến tình trạng tăng vốn, giảm hiệu quả nhƣng không báo cáo, chỉ khi dự án cần phê duyệt điều chỉnh thì mới tiến hành giám sát, đánh giá đầu tƣ và có báo cáo tƣơng đối cụ thể.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin phục vụ giám sát, đánh giá chƣa tốt. Cho đến nay, huyện vẫn chƣa tổ chức đƣợc cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tƣ thuộc phạm vi huyện quản lý, chƣa chủ động giám sát.