Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

4.3.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội

Thứ nhất, UBND thành phố Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu, phân cấp

quản lý nhà nƣớc một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội mạnh hơn nữa cho cấp huyện, cấp xã (bao gồm phân cấp về đầu tƣ, quản lý sau đầu tƣ và các nội dung quản lý khác có liên quan) để tạo tính chủ động cho địa phƣơng. Việc phân cấp trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính liên tục, không trùng, không sót trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nƣớc. Trách nhiệm, quyền hạn của cấp chính quyền nào thì cấp đó phải làm.

- Đảm bảo nguyên tắc cấp nào làm thuận lợi, kịp thời hơn thì giao cho cấp đó nhằm phục vụ tốt nhất đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phù hợp với cơ chế chung về phân định thẩm quyền cho các cấp chính quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015, trừ những lĩnh vực có tính liên kết hệ thống và tính đặc thù Thành phố cần thống nhất quản lý.

hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc phân cấp; đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ngành với ngành và giữa ngành với cấp trong quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo địa bàn.

- Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp huyện quản lý về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn đồng thời với việc đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết để cấp huyện thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng, gắn quyền hạn với trách nhiệm giải quyết công việc và cải cách hành chính trong các lĩnh vực đƣợc phân cấp; gắn với trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phƣơng. Gắn phân cấp quản lý với tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và hƣớng dẫn thực hiện sau phân cấp từ phía Thành phố.

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 11, Quy định về việc phân cấp quản lý nhà nƣớc một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) không phân cấp cho cấp huyện và cấp xã quản lý thủy lợi, mà giao các công ty Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp quản lý và khai thác dẫn đến nhiều công trình thủy lợi, nhất là hệ thống kênh mƣơng nội đồng không đƣợc đầu tƣ xây mới cũng nhƣ nạo vét kịp thời ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nƣớc của các địa phƣơng.

Thứ hai, UBND thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, sớm ban hành

Quyết định thay thế Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tƣ và xây dựng đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội do Quyết định 09 đƣợc ban hành từ năm 2012, trong khi Luật Đấu thầu đƣợc ban hành ngày 26/11/2013; Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ công đƣợc ban hành ngày 18/6/2014.

Thứ ba, UBND thành phố Hà Nội cần ổn định trong các quy định về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện Đan Phượng

Công tác chi đầu tƣ XDCT NSNN của huyện Đan Phƣợng chỉ có thể đƣợc tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát khi có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo huyện; sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý liên quan cùng các chủ thể tham gia trong quá trình đầu tƣ xây dựng. Chỉ khi các bên cùng nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thì công tác quản lý chi đầu tƣ XDCT NSNN mới có hiệu quả, thúc đẩy cho sự phát triển KTXH của huyện Đan Phƣợng.

Bên cạnh đó huyện cần quan tâm tới công tác lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tƣ XDCT và quản lý vốn đầu tƣ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Vì nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng nhất đối với quá trình đổi mới và phát triển. Nhất là khi cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện nay đặt ra yêu cầu rất cao đối với cán bộ làm công tác quản lý vốn. Do đối tƣợng quản lý rất rộng lớn, phức tạp và đa dạng, lãng phí thất thoát còn lớn nên ngƣời cán bộ quản lý vốn từ cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng, thanh toán, tổng hợp, ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm về quản lý tài chính – tín dụng đầu tƣ, rất cần kiến thức về kinh tế, kỹ thuật trong từng lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, kiến thức tin học ngoại ngữ, nhất là trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ nâng cao trình độ cán bộ đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp bách. Do đó, đòi hỏi huyện Đan Phƣợng cần có những biện pháp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc trong linh vực đầu tƣ xây dựng.

KẾT LUẬN

Trong thời gian quan việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình đã đƣợc các cấp quan tâm bởi vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác quản lý dự án đầu tƣ XDCT từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Đan Phƣợng vẫn tồn tại những hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhƣ: Công tác quy hoạch chi tiết còn thiếu, chậm; chất lƣợng lập dự án còn nhiều hạn chế gây khó khăn trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ; kỷ luật trong công tác quyết toán vốn đầu tƣ còn chƣa chặt chẽ; công tác thanh kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức

Qua nội dung nghiên cứu đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng,

Thành phố Hà Nội” tác giả đã phân tích đƣợc thực trạng công tác quản lý các

dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng cũng nhƣ:

- Luận văn đã khẳng định và đề cập đến quan điểm quản lý dự án đầu tƣ xây dựng từ ngân sách cấp huyện phải phù hợp với phân cấp, nhiệm vụ giữa các cấp, trong kế hoặc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng phù hợp với tinh thần của luật qui định;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ XDCT từ NSNN trên địa bàn huyện Đan Phƣợng theo tinh thần của luật, gắn với kế hoạch đầu tƣ trung hạn và kết quả đầu ra.

Qua đó, cho thấy quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nƣớc là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô và vi mô. Mặt khác, do điều kiện về thời gian và khả năng tiếp cận vấn đề còn hạn chế nên mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Đinh Khánh Công, 2008. Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công

trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước . Luận văn thạc sĩ.

2. Nguyễn Văn Dung, 2010. “Quản trị dự án hiện đại” .

3. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia.

4. Nguyễn Văn Đáng, 2003. Quản lý dự án xây dựng. NXB Thống kê. 5. Phan Huy Đƣờng, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. NXB Đại học QG. 6. Nguyễn Mạnh Hà, 2012. Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư

xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu.

7. Lê Duy Hòa, 2001. Bách khoa toàn thư. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin. 8. Luật Ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH13.

9. Luâ ̣t Đầu tƣ, năm 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

10. Luâ ̣t Đấu thầu, năm 2005 và 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. 11. Luật Đất đai, năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

12. Luật Xây dựng, năm 2003, 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. 13. Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

14. Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

15. Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về Quản lý chi phí

đầu tư xây dựng công trình.

16. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 về Quản lý chi

phí đầu tư xây dựng công trình.

17. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý

18. Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005. Giáo trình lập dự án đầu tư. NXB Thống kê. 19. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội, Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.

20. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội,

Thuyết minh Báo cáo quyết toán thu – chi ngân sách huyện Đan Phượng các

năm 2011, 2012,2013,201,2015.

21. Trần Ngọc Sơn, 2008. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình

nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ.

22. Nguyễn Duy Thành, 2010. Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn

đầu tư xây dựng công trình qua Kho bạc Nhà nước hiện nay. Luận văn.

23. Từ điển bách khoa toàn tập.

24. UBND huyện Đan Phƣợng, TP.Hà Nội, Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM H.Đan Phượng, giai đoạn 2011-2015.

25. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2016-2020 huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội.

26. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2008. Quản lý chất lượng dự án . Hà Nội: NXB Lao động và xã hội.

Website

27. https://thuvienphapluat.vn/ 28. http://hanoi.gov.vn/home

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)