Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế quảng ninh (Trang 27 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường trung cấp

cấp chuyên nghiệp

1.2.2.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo

Đây là nhân tố ảnh hƣởng quyết định tới hoạt động quản lý tài chính của các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ để các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Vì vậy, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc tạo mọi điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trƣờng trung cấp chuyên nghiệp thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trƣờng

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nƣớc quản lý gần nhƣ tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục – đào tạo. Khi đó, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp đƣợc cấp toàn bộ kinh phí từ NSNN và việc sử dụng nguồn kinh phí đó nhƣ thế nào cũng hoàn toàn theo qui định của Nhà nƣớc. Trong điều kiện đó, mọi ngƣời dân trong xã hội đều có cơ hội học tập, tuy nhiên

do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên Nhà nƣớc không đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của toàn thể xã hội, cả về qui mô lẫn chất lƣợng giáo dục.

Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theoo đinh hƣớng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những bƣớc phát triển vƣợt bậc về kinh tế - văn hóa – xã hội. Theo đó, lĩnh vực giáo dục cũng có những thay đổi rõ rệt theo hƣớng xã hội hóa sƣ nghiệp giáo dục đào tạo, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nƣớc.

Hiện nay, chính sách tài chính trong giáo dục đào tạo đối với các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp đổi mới theo hƣớng:

-Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho sự nghiệp có thu mà trƣớc hết là hiệu trƣởng nhà trƣờng

- Tăng cƣờng trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc và đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo

- Đa dạng hóa các hoạt động huy động vốn đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo -Sắp xếp bộ máy và tổ chức lao động hợp lý

-Tăng thu nhập cho ngƣời lao động

1.2.2.2. Hình thức sở hữu và qui mô của trường trung cấp chuyên nghiệp

Thông qua cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp sẽ tuân theo các qui định khác nhau. Trên cơ sở đó tùy theo qui mô của mỗi trƣờng sẽ điều chỉnh các quan hệ tài chính khác nhau trong trƣờng, nhƣ việc xác định các hình thức huy động nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của trƣờng thế nào. Với các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp qui mô lớn, nguồn vốn lớn, vì vậy họ dễ dàng trong việc đầu tƣ nâng cấp và sử dụng các thiết bị một cách tiết kiệm, nâng cao trình độ giáo viên, cải cách tiền lƣơng, có điều kiện sử dụng nguồn nhân lực hiếm hoi ở trình độ cao, kỹ năng giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, do qui mô lớn, bộ máy quản lý cồng kềnh nên việc thay đổi cơ chế quản lý kém linh hoạt và tốn kém. Ngƣợc lại, với qui mô nhỏ, các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp sẽ

trƣờng lao động, nhƣng lại khó có thể trang bị những trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ của giáo viên, do đó khó khăn trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

*Trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý của trƣờng trung cấp chuyên nghiệp

Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý tài chính phải thay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu và phải phù hợp với trình độ quản lý chung của trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, giúp trƣờng dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúng mục tiêu của cơ chế quản lý tài chính.

Khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng phát triển, tính truyền thống về nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy trong trƣờng trung cấp chuyên nghiệp bị phá vỡ. Để tăng tính hấp dẫn của mỗi khóa học với thực tế sản xuất và đời sống, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và hoạt động của trƣờng trung cấp chuyên nghiệp phải có sự chủ động về học thuật để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống.

Để khỏi bị lạc hậu, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp thƣờng xuyên phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp thong qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Ngoài mục tiêu nâng cao chất lƣợng giảng dạy mang tính truyền thống, hoạt động nghiên cứu của trƣờng trung cấp chuyên nghiệp hiện nay còn phải đạt đƣợc mục tiêu mở rộng nguồn thu nhằm tăng thu nhập của trƣờng. Muốn vậy, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp thƣờng xuyên phải chuyển các nguồn lực nghiên cứu vào các đề tài và lĩnh vực mới. Để đảm bảo thành công chính sách ƣu tiên cho nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trƣờng cạnh tranh, qui trình cấp vốn cho hoạt động, nghiên cứu phải hết sức năng động và linh hoạt. Hệ thống quản lý tài chính trung cấp chuyên nghiệp cần phải đƣợc thay đổi cho phù hợp

1.2.2.3. Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội

Những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho giáo dục trung cấp chuyên nghiệp là các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình

đổi mới hệ thống tài chính giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Trƣớc hết, đó là sự xuất hiện của nền giáo dục trung cấp chuyên nghiệp đại chúng, hệ quả là môi trƣờng chính sách của giáo dục trung cấp chuyên nghiệp đã từng bƣớc thay đổi và ngày càng gắn chặt hơn với cấu trúc kinh tế - xã hội. Những nhân tố trƣớc đây đƣợc xem là phù hợp với yêu cầu quản lý trƣờng trung cấp chuyên nghiệp thì nay không còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của sự đổi mới là nâng cao chất lƣợng đào tạo, sự thích ứng và tính công bằng trong các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp.

1.2.2.4. Yếu tố lao động và việc làm:

Cũng đang có những thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và trƣớc yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lƣợng lao động của xã hội đang có sự thay dổi về chất. Thay vì đòi hỏi một đội ngũ lao động phải đƣợc đào tạo trong các trƣờng dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp kỹ thuật khi bƣớc vào thị trƣờng lao dộng nhƣ trƣớc đây, ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngày càng tăng về lực lƣợng lao động đƣợc qua đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học và các chuyên gia bậc cao.

Để đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội, hệ thống giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc đều phải mở rộng qui mô để tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên vào học. Kết quả là, số lƣợng các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tăng, mạng lƣới các trƣờn trung cấp chuyên nghiệp ngày càng đa dạng hơn.

Qui mô sinh viên tăng, số lƣợng trƣờng trung cấp chuyên nghiệp tăng nhƣng chi phí công cũng nhƣ các nguồn lực cung cấp cho phát triển trƣờng trung cấp chuyên nghiệp không tăng tƣơng ứng. Điều này làm nảy sinh những bất cập và ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng trong các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lƣợn giáo dục

trung cấp chuyên nghiệp, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý trung cấp chuyên nghiệp đã đƣợc triển khai áp dụng. Ngày nay nâng cao chất lƣợng trong các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp không còn là việc riêng của từng hệ thống trung cấp đơn lẻ mà đã trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính toàn xã hội của nƣớc ta.

1.2.2.5. Yếu tố tổ chức quản lý

Trên cơ sở hoạt động tài chính trong GD TCCN gắn liền với hoạt động của nhà trƣờng có thể hình dung yếu tố tổ chức quản lý tài chính của GD TCCN với quan niệm là phƣơng thức điều hành bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách GD TCCN

- Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, trong đó nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng. Tuỳ theo quy mô và tiềm lực của NSNN, hàng năm NSNN dành một tỷ lệ nhất định chi cho giáo dục, trong đó có GD TCCN. Trƣớc thời kỳ đổi mới, phần NSNN dành cho GD TCCN chủ yếu đƣợc quản lý tập trung do Bộ Tài chính trực tiếp quản lý. Từ sau đổi mới đất nƣớc đến nay, do GD TCCN có quy mô ngày càng mở rộng, tổ chức GD TCCN đa dạng, có trƣờng trực thuộc trực tiếp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, có trƣờng đại học do các bộ chuyên ngành quản lý. Do đó, phần NSNN dành cho GD TCCN đƣợc tập trung quản lý theo những mô hình khác nhau. Đối với những trƣờng TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, thì phần vốn NSNN dành cho các trƣờng này do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Đối với các trƣờng do các bộ chuyên ngành quản lý thì nguồn vốn NSNN dành cho các trƣờng này do Bộ chuyên ngành quản lý. Tuy nhiên, đứng trên phƣơng diện về quản lý hoạt động GD TCCN về quy mô, chất lƣợng, chƣơng trình, chế độ bằng cấp thì do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Do đó, việc tổ chức lập dự toán NSNN cho hoạt động GD TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo. Có thể hình dung quá trình lập và phân bổ dự toán theo mô hình nhƣ sau:

Quá trình lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán đã khái quát theo mô hình kể trên, cho thấy việc phân cấp quản lý ngân sách cho lĩnh vực GD TCCN đƣợc thực hiện bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn có trách nhiệm chính. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách GD TCCN nhƣ vậy là thích hợp với mô hình đào tạo trung cấp hiện nay ở nƣớc ta. Song về lâu dài để thống nhất quản lý GD TCCN về một mối, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, nhằm nâng cao chất lƣợng

GD TCCN của đất nƣớc thì nên chuyển toàn bộ các trƣờng trung cấp thuộc các Bộ chuyên ngành về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Trên cơ sở đó, việc quản lý ngân sách của GD TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho các trƣờng do Bộ quyết định sao cho vừa đảm bảo yêu cầu hoạt động của nhà trƣờng, vừa đảm bảo đƣợc yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả giữ vững đƣợc kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính.

Thứ hai, cơ chế quản lý quá trình huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho GD TCCN

Trong điều kiện hiện nay, việc huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói chung và GD TCCN nói riêng còn mang ý nghĩa là nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nƣớc nhà. Phƣơng thức điều hành quá trình huy động nguồn lực, yêu cầu của cơ chế quản lý quá trình huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN là phải phù hợp với khả năng đóng góp của xã hội, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng về mặt xã hội. Để đảm bảo yêu cầu này, nội dung của cơ chế quản lý quá trình huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN phải đƣợc xem xét trên các khía cạnh sau đây:

- Xem xét đến khía cạnh thiết lập mức động viên. Mức động viên nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho sự nghiệp GD TCCN chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau đây:

+ Mức thu nhập bình quân của xã hội nói chung, mức thu nhập của ngƣời hƣởng thụ các dịch vụ GD TCCN nói riêng.

+ Chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ GD TCCN.

+ Những lợi ích thực tế mang lại cho ngƣời thụ hƣởng dịch vụ GD TCCN. Dựa trên những nhân tố đó để tính toán mức động viên thích hợp.

- Lựa chọn phƣơng thức động viên và lĩnh vực động viên. Trong thực tế có nhiều phƣơng thức và lĩnh vực động viên nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho GD TCCN có thể động viên qua phƣơng thức thu học phí, qua các khoản thu từ hoạt động NCKH, tƣ vấn, cung cấp dịch vụ, qua hình thức vay ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển. Nói chung, để có nguồn lực tài chính phục vụ cho sự nghiệp GD TCCN trong bối cảnh hiện nay cần phải sử dụng tổng hợp các phƣơng thức và lĩnh vực động viên. Tuy nhiên, căn cứ vào sự phân tích, so sánh giữa mặt ƣu việt và mặt hạn chế của từng phƣơng thức và lĩnh vực động viên để xác định trọng tâm sử dụng phƣơng thức và lĩnh vực động viên. Ƣu điểm của phƣơng thức thu học phí của ngƣời học là gắn trách

nhiệm của ngƣời học với quá trình đào tạo của nhà trƣờng, phù hợp với nguyên lý ngƣời nào đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ việc cung cấp dịch vụ đào tạo thì phải trả tiền. Hạn chế của phƣơng thức này nguồn thu nhập của ngƣời học có hạn lại không đồng đều, để đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội, tất yếu phải hình thành nhiều mức học phí, căn cứ vào mức thu nhập của ngƣời học. Khó khăn khi quy định nhiều mức học phí là việc điều tra nắm đƣợc mức thu nhập của ngƣời học trong điều kiện nền kinh tế tiền mặt.

Phƣơng thức động viên thu hút nguồn lực tài chính của GD TCCN thông qua việc tập trung một phần thu nhập do hoạt động NCKH, tƣ vấn, cung cấp dịch vụ có ƣu điểm là khuyến khích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tƣ vấn - một loại hoạt động mang tầm của GD TCCN. Tuy nhiên, để có nguồn tài chính từ hoạt động này cần phải đầu tƣ ban đầu.

Phƣơng thức động viên nguồn lực tài chính bằng hình thức vay có ƣu điểm là tạo ra sự ràng buộc đòi hỏi phải sử dụng nguồn vay có hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động GD TCCN không phải không có rủi ro, nhất là hoạt động NCKH và cung cấp dịch vụ. Do đó, có thể dẫn đến khả năng trả nợ gặp nhiều khó khăn. Từ sự phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu, cân nhắc chọn lựa các phƣơng thức điều hành, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động GD TCCN là hết sức cần thiết.

Thứ ba, cơ chế quản lý các khoản chi cho GD TCCN.

Cơ chế quản lý các khoản chi cho GD TCCN là phƣơng thức điều hành các khoản chi. Phƣơng thức điều hành các khoản chi cho GDTCCN phụ thuộc vào:

- Nội dung chi cho GD TCCN: Tùy theo chức năng nhiệm vụ của GD TCCN trong từng giai đoạn mà cơ cấu, tỷ trọng các khoản chi có khác nhau. Trong các trƣờng đại học hiện nay, xu hƣớng chung là ƣu tiên các khoản chi cho việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.

- Cơ cấu, tỷ trọng các nguồn lực tài chính huy động đƣợc trong GD TCCN: Trong xu hƣớng chung với việc thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá GD TCCN thì nguồn lực tài chính ngoài NSNN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, phƣơng thức điều hành các khoản chi cũng có những thay đổi căn bản về mức chi, cơ cấu chi và thẩm quyền quyết định các khoản chi.

- Cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Trong điều kiện cải cách mạnh mẽ tài chính theo xu hƣớng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, hƣớng việc quản lý tài chính theo kết quả đầu ra, thì phƣơng thức điều hành các khoản chi cho GD TCCN cũng có những thay đổi căn bản, lấy hiệu quả làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế quảng ninh (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)