3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh
3.2.2. Quản lý sử dụng các nguồn chi tài chính
Việc quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh rất quan trọng, với nguồn thu thì hạn hẹp nhƣng nhu cầu chi tiêu thì rất lớn. Nguồn thu từ NSNN cấp chi thƣờng xuyên có xu hƣớng giảm và thu từ phí, lệ phí có tăng nhƣng không đáng kể trong khi các khoản chi nhƣ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác đều tăng đáng kể cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc rất quan trọng và cần thiết
Bảng 3.4: Cơ cấu chi và tổng chi trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chi thƣờng xuyên 12.000 13.546 15.066 17.936 19.875 15.685 Tỷ trọng 94,22% 93,33% 93,23% 93,65% 90,12% 92,91% Chỉ số liên hoàn 111% 119% 111% 79% 105% Chi không thƣờng xuyên 437 812 1,105 1,217 2,179 1,150 Tỷ trọng 5,78% 6,67% 6,77% 6,35% 9,88% 7,09% Chỉ số liên hoàn 136% 110% 179% 53% 120% Tổng chi 12.437 14.358 16.171 19.153 22.054 16.835 Tỷ trọng 100% 100% 100% 100% 100% 100% Chỉ số liên hoàn 113% 118% 115% 76% 106%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh)
Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy cơ cấu chi của trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh ta thấy tổng chi của nhà trƣờng qua 5 năm.
Trong đó chi thƣờng xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi cụ thể từ 90% đến 94%, chỉ số liên hoàn 79%- 111% do số lƣợng CBVC tăng, vật giá tăng theo từng năm,…các khoản chi khác nhƣ chi tài trợ, viện trợ, quà biếu tăng của các tổ chức trong và ngoài nƣớc chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng chi và có trƣờng hầu nhƣ không phát sinh.
3.2.2.1. Quản lý chi thường xuyên
Kinh phí chi các hoạt động thƣờng xuyên của các trƣờng TCCN trên địa bàn bao gồm: nguồn NSNN cấp chi thƣờng xuyên, nguồn thu học phí, lệ phí và nguồn thu hoạt động sự nghiệp khác của đơn vị.
Bảng 3.5: Phân tích cơ cấu chi thƣờng xuyên tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Chi thƣờng xuyên Bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chi thanh toán cá
nhân 6.108 7.431 8.910 10.086 11.207 8.748 Tỷ trọng 50,90% 54,86% 59,14% 56,23% 56,39% 55,5% Chỉ số liên hoàn 122% 120% 113% 111% 116% Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.150 3.554 4.061 5.063 5.512 4.268 Tỷ trọng 26,25% 26,24% 26,96% 28,23% 27,73% 27,08% Chỉ số liên hoàn 113% 114% 125% 109% 115% Chi mua sắm, sữa
chữa TSCĐ 2.457 2.185 1.600 2.211 2.510 2.193 Tỷ trọng 20,47% 16,13% 10,62% 12,33% 12,63% 14,44% Chỉ số liên hoàn 89% 73% 138% 114% 103% Chi khác 285 376 495 576 646 476 Tỷ trọng 2,38% 2,77% 3,28% 3,21% 3,25% 2,98% Chỉ số liên hoàn 132% 132% 116% 112% 123% Tổng chi 12.000 13.546 15.066 17.936 19.875 15.685 Tỷ trọng 100% 100% 100% 100% 100% 100% Chỉ số liên hoàn 113% 111% 119% 111% 113%
Chi hoạt động thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi của trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh, đối với các trƣờng tự chủ một phần kinh phí hoạt động thì nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên chủ yếu từ nguồn NSNN cấp chi thƣờng xuyên và nguồn thu học phí, lệ phí để lại còn đối với các trƣờng tự chủ hoàn toàn thì nguồn kinh phí chủ yếu chi hoạt động thƣờng xuyên từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp nhƣ học phí, lệ phí của ngƣời học.
- Chi cho con ngƣời
Gồm tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể, thu nhập tăng thêm và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội. Khoản chi này nhằm bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ viên chức của trƣờng. Tổng chi của các trƣờng và thực tế mức chi qua các năm thƣờng cao hơn kế hoạch, tuy nhiên vẫn chƣa đảm bảo cải thiện đƣợc cuộc sống cho cán bộ viên chức. Khoản chi trên chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi thƣờng xuyên, đối với trƣờng một phần kinh phí hoạt động chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ lệ bình quân từ hơn 50% đến 56% trong tổng chi thƣờng xuyên, chỉ số liên hoàn dao động từ 113% đến 122%. Khoản chi thanh toán cá nhân có xu hƣớng tăng do nhà nƣớc thực hiện điều chỉnh tăng lƣơng và yêu cầu nâng cao thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống của cán bộ viên chức. Trong những năm qua trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh cũng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức, tuy nhiên do nguồn thu hạn chế trƣờng đã cố gắng nhƣng mới chỉ đảm bảo mức lƣơng tăng thêm theo quy định tăng lƣơng tối thiểu của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, tiền lƣơng của cán bộ viên chức, đặc biệt là giảng viên các trƣờng hiện vẫn còn rất thấp, do đó yêu cầu cấp bách đòi hỏi các trƣờng phải có kế hoạch, chính sách trả lƣơng hợp lý để khuyến khích cán bộ viên chức đặc biệt là giảng viên cơ hữu yên tâm công tác có nhƣ thế mới đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn
Các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị đây là khoản chi thƣờng xuyên, đòi hỏi cần phải quản lý tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, các khoản chi mua giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, dụng cụ học tập, thù lao hƣớng dẫn thực tập,…tuỳ theo nhu cầu thực tế của các trƣờng. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phƣơng tiện phục vụ việc giảng dạy giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả, đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo, vì vậy việc tăng chi cho giảng dạy là một trong những điều kiện giúp các trƣờng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Theo kế hoạch khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm khoảng 26%-28% trong tổng chi, chỉ số liên hoàn trong 5 năm giao động trong khoảng từ 113% đến 125%, chi cho nghiệp vụ chuyên môn tuy có tăng nhƣng chƣa có những chuyển biến đáng kể. Thực tế kinh phí chi cho giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn hạn hẹp, vì vậy, tình trạng trung là học chay, dạy chay vẫn diễn ra dẫn đến chất lƣợng đào tạo không đƣợc cải thiện. Việc chi trả thù lao vƣợt giờ, chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ…cũng còn nhiều bất cập, chƣa tƣơng xứng với công sức của giảng viên, do đó không tạo động lực để họ dành thời gian nâng cao trình độ và nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
- Chi mua sắm, sửa chữa
Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản cố định, nâng cấp trƣờng lớp, bàn ghế, trang thiết bị trong lớp học thay thế các trang thiết bị cũ và trang bị thêm các phòng học, phòng máy vi tính, thƣ viện,…nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Theo kế hoạch khoảng chi mua sắm sữa chữa chiếm khoảng 14% trong tổng chi, chỉ số liên hoàn trong các năm khoảng 103%
Với số liệu tại bảng 3.5 cho thấy chi mua sắm sửa chữa của các trƣờng chiếm tỷ lệ bình quân 9% trong tổng chi thƣờng xuyên và chi mua sắm sửa chữa có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây do các trƣờng sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi cho hoạt động mua sắm nên không quyết toán vào kinh phí chi thƣờng xuyên. Các khoản chi mua sắm, sữa chữa cơ sở vật chất tuy đã đƣợc các trƣờng quan tâm, chú trọng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc sự gia tăng về quy mô đào tạo, đặc biệt là hệ đào tạo không chính quy.
- Chi thƣờng xuyên khác
Các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên không hạch toán vào các khoản chi trên đƣợc hạch toán vào khoản chi khác, khoản chi thƣờng xuyên khác chiếm tỷ lệ bình quân khoảng từ 2% đến 3% trong tổng chi.
Bảng 3.6: Chi phí đào tạo bình quân cho một sinh viên trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Bình quân Chi sự nghiệp GDĐT (Triệu đồng) 12.000 13.546 15.066 17.936 19.875 15.685 Chỉ số liên hoàn 113% 111% 119% 111% 113%
Qui mô sinh viên
bình quân (Ngƣời) 1.250 1.602 2.100 2.592 3.229 2.155 Chỉ số liên hoàn 128% 131% 123% 125% 127%
Chi phí bình quân/1 sinh viên (Triệu đồng/ngƣời)
9,6 8,45 7,17 6,92 6,15 7,66
Chỉ số liên hoàn 88% 85% 97% 89% 90%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh)
Qua bảng 3.6, ta thấy quy mô sinh viên bình quân của nhà trƣờng qua 5 năm đều tăng do trƣờng mở các lớp trung cấp phổ thông tại trƣờng. Liên kết với các trƣờng đại học mở các lớp tại chức, liên thông, mở các lớp trung cấp, tại chức, liên thông tại các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên của tỉnh nhƣ: Đông triều, Hạ Long, Móng cái. Đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế cho các huyện, thị xã, thành phố, các công ty xí nghiệp và một phần cán bộ các sở ban ngành của tỉnh, các lớp đào tạo nghiệp vụ thuế, kế toán trƣởng, lớp bồi dƣỡng cán bộ thống kê, kế toán, lao động tiền lƣơng cho các phân xƣởng của các công ty than, lớp tin học- ngoại ngữ, mở các lớp kế toán máy tại các trung tâm và tại trƣờng, thuê địa điểm trƣờng,….
Trong giai đoạn này chi phí bình quân cho một sinh viên giảm qua các năm do quy mô sinh viên tăng, trong khi chi sự nghiệp giáo dục tăng không tƣơng ứng. Nhƣ vậy, với mức chi bình quân cho một sinh viên của trƣờng khá thấp, câu hỏi đặt ra nhà nƣớc cần quy định mức học phí tối thiểu bao nhiêu để các trƣờng có đủ nguồn tài chính để đảm bảo chất lƣợng đào tạo
3.2.2.2. Quản lý chi không thường xuyên
- Chi nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động hết sức quan trọng và là hoạt động không thể thiếu đối với các trƣờng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện cho các trƣờng khẳng định đƣợc thƣơng hiệu và uy tín đối với xã hội, thực tế cho thấy khoản chi cho nghiên cứu khoa học ở trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh chƣa nhiều, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học đƣợc sử dụng chƣa hiệu quả, thậm chí có các đề tài nghiên cứu khoa học đến hạn nhƣng vẫn chƣa hoàn thành xong và một số trƣờng không sử dụng hết kinh phí NSNN phân bổ cho nghiên cứu khoa học.
Tại bảng 3.7 cho thấy chi tiết cơ cấu tỷ lệ chi NSNN cho nghiên cứu khoa học và công nghệ tại trƣờng, ta thấy chi nghiên cứu khoa học và công nghệ chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng chi của trƣờng dao động từ 3%- 6% trong tổng chi. Điều này cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay ở trƣờng còn yếu
Bảng 3.7: Cơ cấu chi nghiên cứu khoa học và công nghệ trong tổng chi tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh
Bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng chi (triệu đồng) 12.000 13.546 15.066 17.936 19.875 15.685
Chi nghiên cứu khoa học (đơn vị triệu đồng) 290 440 578 935 1,315 711.6 Chỉ số liên hoàn 152% 131% 162% 141% 146% Tỷ lệ (%) 2,42% 3,25% 3,84% 5,21% 6,62% 4,27% Chỉ số liên hoàn 134% 118% 136% 127% 129%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh)
- Chi thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia
Đây là khoản chi từ nguồn NSNN cấp nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn của nhà nƣớc, chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo cho các trƣờng trung cấp bao gồm các khoản chi: chi xây dựng chƣơng trình khung, giáo trình giảng dạy cho các môn học dùng chung, chi đào tạo cán bộ tin học, đƣa tin học vào nhà trƣờng, chi đào tạo bồi dƣỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, chi tăng cƣờng cơ sở vật chất các trƣờng học… hiện nay, kinh phí NSNN cấp chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣợc sử dụng hiệu quả, tuy nhiên nguồn kinh phí
NSNN cấp cho các trƣờng còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của các trƣờng
- Chi không thƣờng xuyên khác
Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp thẩm quyền giao và các khoản chi không thƣờng xuyên khác, các khoản chi này rất ít phát sinh nếu có sẽ thực hiện quản lý chi theo đúng quy định của nhà nƣớc
3.2.2.3. Quản lý chi khác
Các nguồn chi khác nhƣ: tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài trợ học bổng sinh viên, quà biếu tặng và các khoản vay nợ nhƣ dự án GD của ngân hàng thế giới,…đƣợc quản lý chi theo nội dung chi tiết đã thoả thuận với các tổ chức tài trợ. Đối với nguồn tài trợ từ nƣớc ngoài cấp thì các đơn vị đƣợc tài trợ sau khi thực hiện xong các nội dung chi theo thoả thuận tài trợ tiến hành lập báo cáo theo quy định của bên tài trợ, đồng thời đƣa vào quyết toán theo biểu mẫu báo cáo quyết toán của nhà nƣớc ở nguồn kinh phí tài trợ theo năm tài chính. Các khoản quyết toán chi kinh phí tài trợ của các trƣờng qua 3 năm không đáng kể, chiếm tỷ trọng 1% - 2% trong tổng chi NSNN và chi sự nghiệp các trƣờng.
3.2.2.4. Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ
Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (thuế và các khoản phải nộp), số chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thƣờng xuyên và nhiệm vụ nhà nƣớc đặt hàng) hiệu trƣởng các trƣờng TCCN sẽ chủ động quyết định việc trích lập quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn của đơn vị. Cụ thể mức trích lập các quỹ của các trƣờng đại học thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8: Trích lập quỹ của trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Trích lập các quỹ Bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 -Trích lập quỹ khen thƣởng 30 45 75 110 150 82 Chỉ số liên hoàn 150% 167% 147% 136% 150% -Trích lập quỹ phúc lợi 128 172 299 490 700 358 Chỉ số liên hoàn 134% 174% 164% 143% 154%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh)
Qua số liệu tại bảng 3.8 cho thấy trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh đã thực hiện việc trích lập các quỹ theo quy định và việc trích lập các quỹ nhằm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị cũng nhƣ dùng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc nhà nƣớc trao quyền tự chủ tài chính cho các trƣờng đã khuyến khích các trƣờng chủ động hơn trong việc khai thác nguồn thu và các trƣờng ngày càng chú trọng hơn trong công tác kiểm soát chi tiêu ngày càng chặt chẽ và hiệu quả:
Quỹ hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tƣ, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để tổ chức hoạt động dịch vụ,…quỹ này đƣợc trích lập đầu tiên và mức trích lập tối thiểu 25%. Thực tế cho thấy, nhà trƣờng do chênh lệch thu chi của một số trƣờng còn thấp nên chƣa chú trọng đến trích lập quỹ hoạt động sự nghiệp mà thƣờng trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi để
chi cho cán bộ viên chức, cụ thể trong 5 năm qua quỹ khen thƣởng có chỉ số liên hoàn giao động từ 136%- 150% và phúc lợi có chỉ số liên hoàn các năm từ 134% đến 164%. Việc quản lý chi từ quỹ này hết sức chặc chẽ, có tài khoản riêng và đƣợc kiểm soát chi thông qua kho bạc nhà nƣớc