Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế quảng ninh (Trang 90 - 132)

Quảng Ninh

3.4.1 Những mặt tích cực trong quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh

3.4.1.1 Nguồn thu của nhà trường có xu hướng tăng lên

Nhà trƣờng đã thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả cao đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp, việc quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho các đơn vị, qua phân tích thực trạng nguồn lực tài chính tại nhà trƣờng cho thấy nguồn thu qua các năm có xu hƣớng tăng lên, đặc biệt nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính sách trao quyền tự chủ đã giúp cho nhà trƣờng chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu, nhất là mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo, cung ứng dịch vụ nên kết quả thu năm sau tăng cao hơn năm trƣớc, nguồn thu sự nghiệp không ngừng tăng lên điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng.

Tiếp tục huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nƣớc, khuyến khích tăng thu của trƣờng cho phép các khoa tự tìm kiếm, ký kết quản lý các hợp đồng đào tạo, quản lý các hợp đồng đào tạo, dịch vụ bên ngoài, và thực hiện trích nộp lại trƣờng theo một tỷ lệ quy định cụ thể, nhà trƣờng kiểm tra và theo dõi nguồn thu này.

3.4.1.2. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tăng thu và tiết kiệm chi tiêu khi nhà nƣớc thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP

bƣớc mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và nhà nƣớc không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của nhà trƣờng. Nghị định 43 ra đời là một bƣớc tiến mới trong phân cấp phân quyền và nghĩa vụ đối với nhà trƣờng

3.4.1.3. Góp phần đa dạng hoá lĩnh vực đào tạo và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học

Nhà trƣờng đã sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị nhƣ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô giáo, trang thiết bị phƣơng tiện hiện có để thực hiện mở rộng, đa dạng hoá loại hình đào tạo, tổ chức nhiều hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, mở các lớp trung cấp phổ thông tại trƣờng,…nhà trƣờng thực hiện liên kết đào tạo với các trƣờng đại học, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Nhờ đó chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên

Nhà trƣờng đã tham gia và hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, đến cấp tỉnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc. Các chƣơng trình, đề tài, dự án nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý nhiều luận cứ khoa học về chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp….

3.4.1.4. Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức

Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại nhà trƣờng cho thấy, việc các trƣờng sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hƣớng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng nhƣ tăng cƣờng đầu tƣ cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ đào tạo, nhờ đó từng bƣớc cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy và học tập ngày càng tăng.

Thực hiện quản lý tài chính hiệu quả ngoài việc đảm bảo tiền lƣơng cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định nhà trƣờng còn từng bƣớc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức thông qua việc chi trả thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm, việc chi trả thu nhập cho cán bộ viên chức trong trƣờng thực hiện theo nguyên tắc đơn vị, cá nhân có thành tích cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì đƣợc chi trả thu nhập tăng thêm cao hơn.

3.4.1.5. Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả

Nhà trƣờng đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hƣớng tinh gọn và hiệu quả. Nhà trƣờng thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban, thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lƣợng công việc và khả năng nguồn tài chính nhằm giảm số lƣợng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc.

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý tài chính của trường Trung cấp Kinh tế Quảng Ninh

3.4.2.1. Hạn chế

- Cơ chế quản lý giáo dục công lập

Quản lý ngân sách nhà nƣớc chƣa chuyển kịp với yêu cầu mới, kế hoạch ngân sách còn lập theo kiểu bình quân, chƣa chú ý sử dụng ngân sách nhƣ một công cụ điều tiết và khuyến khích đơn vị thực hiện nâng cao chất lƣợng chuyên môn, khai thác tối đa khả năng xã hội hoá, đảm bảo giám sát của quản lý, những thói quen về sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc trong nhiều năm qua đã tạo ra đƣờng mòn trong quản lý tài chính các cấp, chƣa chú ý đến hiệu quả tối ƣu trong sử dụng kinh phí, còn trông chờ và ngân sách nhà nƣớc cấp. Mô hình và hệ thống giáo dục chƣa đạt tiêu chuẩn hội nhập quốc tế

Qua phân tích thực trạng về các nguồn lực tài chính của nhà trƣờng cho thấy, nguồn thu của các trƣờng có tăng lên nhƣng vẫn còn thấp, chƣa đa dạng chủ yếu thu từ NSNN cấp và thu sự nghiệp (học phí và lệ phí) các khoản thu khác từ nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp, đóng góp của nhà hảo tâm là rất thấp. Thực hiện chính sách tự chủ tài chính với việc nhà nƣớc sẽ từng bƣớc trao quyền tự chủ từng phần tiến tới trao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính cho các trƣờng, điều này đồng nghĩa với việc nhà nƣớc sẽ giảm NSNN cấp chi thƣờng xuyên cho các trƣờng, để các trƣờng tự tìm nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên. Việc này gây nên khó khăn cho nhà trƣờng trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển đào tạo, việc ban hành nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, mặc dù học phí có tăng nhƣng tỷ lệ lạm phát cùng với lƣơng tối thiểu đã tăng nhiều lần, mà học phí không tăng tƣơng ứng còn bị không chế bởi mức trần do đó gây khó khăn cho các trƣờng trong việc chi cho hoạt động thƣờng xuyên và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đặc biệt không công bằng đối với các trƣờng tự chủ hoàn toàn về tài chính khi mà nguồn thu chủ yếu của trƣờng từ học phí, lệ phí từ ngƣời học thì việc quy định mức trần học phí của nhà nƣớc gây khó khăn rất lớn cho các trƣờng, trong việc đảm bảo duy trì hoạt động và các trƣờng tự chủ hoàn toàn khó lòng phát triển đào tạo, cũng nhƣ cạnh tranh về chất lƣợng với các trƣờng, trong điều kiện bị khống chế bởi mức trần thu học phí.

- Thu nhập của cán bộ viên chức nhà trường còn thấp và chưa ổn định

Qua phân tích thực trạng cho thấy, mặc dù nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức nhƣng thực tế chế độ tiền lƣơng cho cán bộ viên chức nhìn chung vẫn còn thấp và còn nhiều bất cập đặc biệt đối với giảng viên làm công tác giảng dạy. Đội ngũ giảng viên là ngƣời đƣợc đào tạo nhiều nhất trong xã hội, phải tham gia giảng dạy với khối lƣợng giờ giảng lớn nhƣng thu nhập họ nhận đƣợc tƣơng đối thấp so với thu

nhập của cán bộ có cùng trình độ làm việc trong khu vực doanh nghiệp hay khu vực có liên doanh với nƣớc ngoài. Chính điều này làm chảy máu chất xám từ các trƣờng sang các khu vực kinh tế có thu nhập cao hơn.

- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn ở mức thấp và hiệu quả chưa cao

Qua phân tích thực trạng cho thấy chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng chiếm tỷ lệ thấp, do hạn chế nguồn kinh phí nên hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trƣờng hiện nay chƣa đƣợc đẩy mạnh. Mặc khác, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học đƣợc sử dụng chƣa hiệu quả, một số đề tài nghiên cứu khoa học đến hạn vẫn chƣa hoàn thành xong

- Công tác quản lý tài sản chưa hiệu quả, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu

Trong thời gian qua, nhà trƣờng chƣa tận dụng tốt lợi thế về đội ngũ giảng viên, tài sản và cơ sở vật chất hiện có để khai thác tăng nguồn thu. Công tác quản lý tài sản cố định tại trƣờng chƣa đƣợc thực hiện tốt chỉ mới dừng lại ở việc theo dõi và lập báo cáo, việc thực hiện kiểm kê thực tế hàng năm chỉ mang tính hình thức và chƣa theo dõi tài sản cố định ở các bộ phận đang sử dụng, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của các trƣờng đã đƣợc cải thiện, nhƣng thực tế vẫn chƣa đảm bảo cho nhà trƣờng đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Phân tích thực trạng cho thấy, nhà trƣờng có tỷ lệ diện tích bình quân về giảng đƣờng, phòng học, phòng máy tính trên đầu sinh viên thấp hơn nhiều so với quy định của nhà nƣớc, những năm gần đây, nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ cho giáo dục đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng trang thiết bị…cho các trƣờng. Tuy nhiên, do nhu cầu học tập của xã hội ngày càng gia tăng và nguồn thu của nhà trƣờng còn hạn chế do đó tình trạng thiếu giảng đƣờng, phòng học cho sinh viên, thiếu phòng làm việc của giáo viên, thiếu giáo trình, tài liệu, thiếu phƣơng tiện học tập vẫn thƣờng diễn ra điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng.

Trƣờng có số lƣợng sinh viên trên 1 giảng viên với tỷ lệ cao, nhƣ vậy bình quân một giảng viên phải tham gia giảng dạy và hƣớng dẫn học tập cho

rất nhiều sinh viên điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng giảng dạy và hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Ngoài ra, khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên trong khi số lƣợng giảng viên thì hạn chế cho nên khối lƣợng giờ lên lớp tăng lên gấp nhiều lần điều này làm cho giảng viên bị quá tải không có thời gian cập nhật kiến thức mới hay nghiên cứu khoa học do đó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đào tạo.

- Bộ máy quản lý tài chính chậm cải tiến và hoạt động kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả thấp

Hiện nay, hệ thống hạch toán kế toán của nhà trƣờng trên cơ sở thực thu thực chi, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nguồn kinh phí học phí đƣợc hạch toán vào sổ sách kế toán theo thời điểm thu học phí hay chi trả, những khoản học phí do sinh viên còn nợ và thù lao giảng dạy của giảng viên chƣa trả trong học kỳ đã thu tiền thì không đƣợc phản ánh, việc mua sắm tài sản cố định, sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất để sử dụng trong nhiều kỳ nhƣng phải hạch toán vào thời điểm mua sắm hay thanh toán tiền cải tạo. Từ đó dẫn đến đánh giá kết quả hoạt động theo báo cáo sự nghiệp của các trƣờng không chính xác để đƣa ra quyết định điều hành kịp thời phù hợp với thực tế

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán còn chƣa đáp ứng đƣợc xu hƣớng mới về quản lý tài chính theo hƣớng xã hội hóa giáo dục và tự chủ tài chính. Do hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính nên việc cải tiến công tác quản lý trong lĩnh vực tài chính kế toán thực hiện chậm và việc tin học hóa các hoạt động quản lý tài chính trong trƣờng chƣa phát huy hiệu quả.

Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ các trƣờng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thƣờng là cán bộ quản lý và giảng viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng nhƣ quản lý tài sản các trƣờng chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp.

3.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Quyền tự chủ của nhà trường còn hạn chế

Hiện nay, nhà trƣờng đƣợc trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn của các trƣờng vẫn còn hạn chế, cụ thể, về hoạt động đào tạo các trƣờng trung cấp đƣợc tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy, xử lý vấn đề lƣu ban, thôi học, vấn đề khen thƣởng, kỷ luật,… nhƣng nhà trƣờng chƣa đƣợc tự chủ về quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phôi bằng và cấp bằng; về tài chính nhà trƣờng đƣợc tự chủ về mức chi, có thể xây dựng định mức chi tiêu cao hơn hoạt thấp hơn định mức chi do nhà nƣớc quy định nhƣng chƣa đƣợc tự chủ về nguồn thu, mức thu nhƣ việc xác định mức học phí, học phí thấp và bị khống chế bởi mức trần đây là yếu tố gây khó khăn cho nhà trƣờng trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Mức đầu tư tài chính toàn xã hội cho giáo dục đào tạo còn thấp

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng mức GDP bình quân đầu ngƣời, thêm vào đó, giá cả sinh hoạt cũng nhƣ xăng, dầu, điện nƣớc đều tăng lên nhƣng khung học phí vẫn giữ cố định trong thời gian dài và gần đây có thay đổi theo hƣớng tăng lên nhƣng mức tăng vẫn rất thấp, điều này làm cho việc đảm bảo chi thƣờng xuyên của các trƣờng gập khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động của nhà trƣờng.

Cùng với mức hỗ trợ từ NSNN cấp và mức thu học phí chính quy theo quy định thì chi phí đào tạo bình quân năm 2013 cho 1 HSSV vẫn còn rất thấp (theo báo cáo kế hoạch ngân sách năm 2011 của Vụ kế hoạch tài chính -Bộ GD & ĐT):

- Đào tạo tiến sỹ: khoảng từ 7,09 -7,59 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo thạc sỹ: khoảng từ 5,57 -5,87 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo đại học: khoảng từ 5,07 -5,27 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo cao đẳng: khoảng từ 4,60 -4,76 triệu đồng/học viên/năm

- Đào tạo TCCN: khoảng từ 2,73 -2,87 triệu đồng/học viên/năm

Trong khi đó, mức đầu tƣ tài chính toàn xã hội hay chi phí đào tạo bình quân cho 1 sinh viên của các trƣờng trong khu vực và trên thế giới so với đại học Việt Nam nhƣ sau :

Bảng 3.10: Chi phí đào tạo bình quân cho một sinh viên của các trƣờng trong khu vực và trên Thế giới so với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế quảng ninh (Trang 90 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)