1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp
1.2.4. Nội dung quản lý tài chính của trường trung cấp chuyên nghiệp
1.2.4.1. Mô hình hoạt động tài chính của các trường trung cấp chuyên nghiệp
Hình 1.2: Sơ đồ hoạt động tài chính của các trường trung cấp chuyên nghiệp
Theo Hauptman (2006) thì có ba nguồn tài chính nhằm duy trì các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của các trƣờng TCCN, đó là nguồn ngân sách chính phủ, học phí và đóng góp từ xã hội, trong đó đóng góp từ ngân sách chính phủ là quan trọng và nên kết hợp linh hoạt các nguồn tài chính trên, điều này có nghĩa không thể giảm sự hỗ trợ 100% từ NSNN và để các trƣờng TCCN tự tìm nguồn kinh phí hoạt động.
Theo Hauptman (2007) đã tổng hợp bốn mô hình về tài chính cho GD- ĐT, trong đó có 3 mô hình tài chính liên quan trực tiếp đến các trƣờng TCCN
Công trình khoahọc Sản phẩm dịch vụ
Học sinh tốt nghiệp các hệ
Mục tiêu kế hoạch đào tạo TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Đầu vào Nguồn lực tài chính Đầu ra Ngân sách nhà nƣớc Học phí Đóng góp cộng đồng Tài trợ nƣớc ngoài Đào tạo (chính quy, tại chức, hợp đồng ...) Hoạt động ngoài đào tạo
(nghiên cứu, sản xuất, dịch
Mô hình 1: miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp, theo mô hình này thì nguồn tài chính chủ yếu của các trƣờng TCCN là từ NSNN, học phí chỉ là tƣợng trƣng và thu khá thấp, nguồn NSNN chiếm khoảng 90% còn 10% học phí. Để theo mô hình này thì các trƣờng TCCN phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính phủ, học phí hoàn toàn bị kiểm soát, mô hình đƣợc Mỹ áp dụng vào thập niên 50 và 60, sau đó một số quốc gia của khu vực Bắc Âu nhƣ Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan cũng đã áp dụng hơn một nữa thế kỷ. Để có thể áp dụng thành công mô hình này, các quốc gia cần phải có đủ năng lực tài chính để đầu tƣ cho giáo dục công lập, đây là điều khiến nhiều quốc gia không thể áp dụng mô hình này
Mô hình 2: học phí đƣợc hoàn trả sau khi tốt nghiệp, theo mô hình này thì NSNN sẽ đóng vai trò là nguồn đầu tƣ ban đầu cho các trƣờng. Những đối tƣợng thụ hƣởng dịch vụ theo mô hình này thì NSNN sẽ đóng vai trò là nguồn đầu tƣ ban đầu cho các trƣờng. Những đối tƣợng thụ hƣởng dịch vụ GD phải trả tƣơng xứng với chất lƣợng của dịch vụ cung cấp theo phƣơng thức vay tín dụng và trả sau khi tốt nghiệp thông qua hệ thống thuế thu nhập cá nhân và hệ thống ngân hàng, quốc gia Úc đã áp dụng mô hình này cuối những năm 1980 thông qua chƣơng trình hỗ trợ, sau đó Anh và Thái Lan cũng đã bắt đầu áp dụng các mô hình tƣơng tự nhƣ của Úc từ năm 2006. Hai điều kiện then chốt của mô hình này là:
Mức độ đầu tƣ ban đầu của NSNN và các thành phần khác đủ hình thành một TCCN có chất lƣợng.
Nhà nƣớc cần thiết lập đƣợc một cơ chế hữu hiệu nhằm thu hồi nợ vay của sinh viên sau khi tốt nghiệp
1. Theo Phạm Phụ (2010) Về khuôn mặt mới của GD Việt Nam, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thì tỷ lệ hoàn vốn từ nguồn nợ vay của sinh viên Trung Quốc là 55% của Hàn Quốc là 64%, còn đối với các
nƣớc phát triển thì cao hơn nhiều. Nhằm giảm bớt áp lực cho bộ máy quản lý, nhiều quốc gia đã giao trách nhiệm cho vay và thu hồi nợ vay cho hệ thống ngân hàng
Mô hình 3: tăng học phí kết hợp với các chính sách hỗ trợ, mô hình này yêu cầu học phí phải đƣợc tính toán sao cho có thể bù đắp một phần đáng kể các chi phí hoạt động của TCCN, đồng thời, mô hình này sẽ hƣớng đến các chính sách hỗ trợ học phí đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Các nƣớc áp dụng thành công mô hình này hơn nửa thế kỷ qua là Mỹ, New Zealand và Canada
Gia tăng học phí đƣợc xem nhƣ một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẽ chi phí giáo dục. Nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Phi thiết lập cơ chế học phí song song: những sinh viên không hội đủ những điều kiện nào đó về kết quả học tập thì không đƣợc theo học miễn phí mà phải đóng học phí ở mức cao. Tuy nhiên, việc áp dụng một mức học phí quá cao sẽ có nguy cơ loại bỏ những sinh viên nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ GD (Phạm Phụ (2010))
Một cách làm khác có thể giúp vừa gia tăng sự chia sẽ chi phí giáo dục, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu công bằng là: những sinh viên theo học những ngành đƣợc nhà nƣớc quan tâm phát triển thì sẽ đóng mức học phí thấp, còn những sinh viên theo học các ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao nhƣ kinh tế, tài chính hay luật thì sẽ phải đóng học phí ở mức cao. Các mức học phí khác nhau còn đƣợc áp dụng đối với các cấp độ đào tạo và đối tƣợng ngƣời học: học phí chƣơng trình sau đại học thì cao hơn so với chƣơng trình đại học, sinh viên nƣớc ngoài phải đóng học phí cao hơn so với sinh viên chính qui bản xứ. Úc là một ví dụ, những sinh viên khó khăn thỏa mãn các điều kiện tham gia chƣơng trình hỗ trợ, đƣợc tính mức học phí theo qui định của chính phủ, còn các sinh viên khác và sinh viên nƣớc ngoài phải đóng mức học phí cao hơn nhiều.
Nhƣ vậy, tùy vào điều kiện hoàn cảnh và khả năng nguồn NSNN đầu tƣ cho GD, mà có thể lựa chọn mô hình tài chính thích hợp áp dụng cho các trƣờng, việc thực hiện chính sách thu học phí hợp lí cùng với việc kết hợp linh hoạt các nguồn tài chính trong đó tranh thủ nguồn thu từ NSNN cấp, mở rộng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng đó là biện pháp nhằm đảm bảo nguồn tài chính các trƣờng TCCN ở Việt Nam phát triển theo hƣớng bền vững.
1.2.4.2. Quản lý các nguồn lực tài chính
Quản lý các nguồn lực tài chính của các trƣờng TCCN hay còn gọi là quản lý các nguồn thu bao gồm các nguồn chủ yếu nhƣ sau: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác.
* Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp, gồm:
Kinh phí bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Kinh phí thực hiện chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức; - Kinh phí thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nƣớc quy định (nếu có);
- Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán đƣợc giao hàng năm
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nƣớc ngoài đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác (nếu có)
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
Phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật; Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;
Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
Lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng * Nguồn thu khác:
Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu, quà tặng
Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.
Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.
1.2.4.3. Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính
Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính của các trƣờng TCCN bao gồm: quản lý chi hoạt động thƣờng xuyên, chi không thƣờng xuyên và chi khác.
* Chi hoạt động thƣờng xuyên
Kinh phí chi hoạt động thƣờng xuyên bao gồm NSNN cấp chi hoạt động thƣờng xuyên, thực hiện nhiệm vụ do nhà nƣớc đặt hàng và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao gồm:
- Chi cho con ngƣời: tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội. Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ viên chức của đơn vị. Khoản chi này thƣờng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi của các trƣờng
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, chi hội nghị, chi đoàn ra, đoàn vào, chi mua giáo trình, tài liệu …tùy theo nhu cầu thực tế của các trƣờng. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phƣơng tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả
- Chi mua sắm sửa chữa : các khoản chi mua sắm trang thiết bị, chi cho việc sửa chữa, nâng cấp trƣờng, lớp, bàn ghế, trang thiết bị học cụ trong lớp nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập.
- Chi thƣờng xuyên khác. *Chi không thƣờng xuyên
- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Chi thực hiện chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức. - Chi thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nƣớc đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nƣớc quy định.
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nƣớc ngoài theo quy định - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao.
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nƣớc quy định (nếu có). - Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết. - Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).
Chi khác
Các khoản chi từ các dự án tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chi từ nguồn tài trợ học bổng sinh viên, quà biếu tặng… các khoản chi trên đƣợc quản lý và sử
dụng riêng theo nội dung chi tiết đã thỏa thuận với nhà tài trợ và thực hiện quyết toán theo quy định của nhà nƣớc.
1.2.4.4. Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ
Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (thuế và các khoản phải nộp), số chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thƣờng xuyên và nhiệm vụ nhà nƣớc đặt hàng). Hiệu trƣởng các trƣờng TCCN sẽ chủ động quyết định việc trích lập quỹ sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn của đơn vị và đơn vị thực hiện theo trình tự nhƣ sau:
+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
+ Trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động, đối với đơn vị tự chủ một phần đƣợc quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm nhƣng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nƣớc quy định. Đối với đơn vị tự chủ hoàn toàn đƣợc quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ không quá 3 tháng tiền lƣơng, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
Nhƣ vậy, đơn vị tự chủ hoàn toàn đƣợc quyền chủ động về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong đơn vị.
*Sử dụng các quỹ:
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tƣ, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ , trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; đƣợc sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.
Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: nhằm mục đích đảm bảo thu nhập tƣơng đối ổn định cho ngƣời lao động trong trƣờng hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo kế hoạch đề ra.
Quỹ khen thƣởng: dùng để thƣởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị.
Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của ngƣời lao động trong đơn vị. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho ngƣời lao động, kể cả trƣờng hợp nghỉ hƣu, nghỉ mất sức, chi thêm cho ngƣời lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế.