tài chính cho trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trường trung cấp chuyên nghiệp nghiệp
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế và đối ngoại
Trƣờng Trung cấp kinh tế và đối ngoại đƣợc xác định là đơn vị sụ nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Do đó, căn cứ vào qui định quyền tự chủ về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo qui định của Nghị định 43, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của Sở GDĐT Hà Nội.
Trƣờng đã xây dựng cơ chế tự chủ tài chính đƣợc thể hiện công khai trong qui chế chi tiêu nội bộ có bổ sung, chỉnh sửa hàng năm. Qui chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng đảm bảo đúng chế độ, công khai, công bằng trong việc thực hiện chế độ thu, chi tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu, chi có hiệu quả thiết thực đem lại lợi ích cho đơn vị, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Các
chế độ chi tiêu phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ yêu cầu cụ thể của công việc nhằm khuyến khích ngƣời lao động tự giác trong công việc, làm việc năng suất, hiệu quả. Ƣu tiên đúng mức cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Sau khi trang trải đủ các chi phí, phần chênh lệch thu chi sẽ đƣợc trích lập thành các quỹ theo cơ chế:
- Trích 30% cho quĩ phát triển sự nghiệp - Chi tiền lƣơng tăng thêm
- Trích lập quĩ khen thƣởng, phúc lợi… ( bằng 3 tháng tiền lƣơng, tiền công, thu nhập tăng thêm bình quân hàng năm )
- Trích lập quĩ ổn định thu nhập
( Qui chế chi tiêu nội bộ trƣờng trung cấp kinh tế và đối ngoại, 2013; Báo cáo phƣơng án tự chủ, tự chiu trách nhiệm về tài chính thời kì 2013 – 2015 trƣờng trung cấp kinh tế và đối ngoại )
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường trung cấp kinh tế công nghệ Tây Nguyên
Trƣờng trung cấp kinh tế công nghệ Tây Nguyên là một trƣờng công lập trực thuộc Bộ GDĐT. Nguồn tài chính hàng năm của trƣờng bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sƣ nghiệp và kinh phí viện trợ tài trợ. Kinh phí của trƣờng tăng dần qua các năm, trong đó tăng nhiều nhất là số thu học phí. Hai nguồn kinh phí quyết định sự tự chủ về tài chính của đơn vị là kinh phí tự chi do NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp chiếm từ 76% đến 81% tổng kinh phí của trƣờng.
Kinh phí NSNN cấp gồm: Kinh phí thƣờng xuyên, kinh phí đào tạo lại, kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ, các chƣơng trình mục tiêu và kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Nguồn thu từ sự nghiệp của trƣờng bao gồm: thu học phí ( gồm 90%) thu lệ phí và thu sự nghiệp khác.
Chi hoạt động thƣờng xuyên chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng chi của trƣờng trung cấp kinh tế công nghệ Tây Nguyên ( trên 70% ). Kinh phí chi hoạt động thƣờng xuyên của trƣờng bao gồm kinh phí từ NSNN cấp và kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp của trƣờng dùng để chi cho các nội dung; chi thanh toán cá nhân, chi về hàng hóa, dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn, chi đầu tƣ mua sắm sửa chữa và chi thƣờng xuyên khác.
Ngoài ra trƣờng còn có nội dung chi khác; chi đào tạo thi lại, chi chƣơng trình mục tiêu, xây dựng cơ bản,chi nghiên cứu khoa học công nghệ và chi tài trợ, viện trợ.
Trƣờng thực hiện hạch toán, quyết toán và lập báo cáo tài chính quí, báo cáo quyết toán năm gửi Bộ GDĐT và các đơn vị liên quan ( Qui chế chi tiêu nội bộ trƣờng trung cấp kinh tế công nghệ Tây Nguyên, 2013; Báo cáo phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thời kì 2013 – 2015 )
1.3.2. Bài học rút ra cho trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh
Từ việc nghiên cứu và đánh giá kinh nghiệm quản lý tài chính từ trƣờng trung cấp kinh tế đối ngoại và trƣờng trung cấp kinh tế công nghệ Tây Nguyên có thể rút ra bài học cho trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh nhƣ sau:
-Luôn cải tiến tổ chức và quản lý tài chính phù hợp với các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, theo kịp sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dựa vào kết quả và chất lƣợng công việc thƣờng xuyên để kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu chi trong hoạt động của các cơ sở giáo dục.
- Thực hiện chính sách mở để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Điều này cũng tạo nên động lực để đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU