2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
Nguồn dữ liệu bên trong để thực hiện luận văn: Số liệu tại Báo cáo tài chính của trƣờng trung cấp kinh tê Quảng Ninh trong các năm 2011 đến năm 2015 là nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu để thực hiện luận văn.
Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến công trình nghiên cứu.
Các bài viết của các nhà nghiên cứu về tài chính và quản lý tài chính, các loại sách báo, tạp chí để đánh giá thực trạng tai các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tự chủ về tài chính theo đề án của Chính phủ, luận án Tiến sĩ nghiên cứu khoa học về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục công lập. Quá trình phân tích đánh giá để biết đƣợc rằng tại các đơn vị đã và đang thực hiện nhƣ thế nào theo đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm để từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh đƣợc tiếp cận một cách chính xác và cụ thể.
2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có rõ nguồn gốc xuất xứ rõ rang hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này tác giả phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh.
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
* Phƣơng pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “ tại sao “? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chƣơng 1, để xây dựng hung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh
vực này, thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 để phân tích những nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại đơn vị và những lí do phải áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tê Quảng Ninh trong thời gian tới.
*Phƣơng pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.
Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp,luận văn chỉ ra đƣơc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chƣơng 3, từ việc phân tích các số liệu tài chính của trƣờng, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.
Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tai trƣờng mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp, đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.
2.2.4. Phương pháp logic
*Phƣơng pháp logic: Là phƣơng pháp nghiên cứu sự vật hiện tƣợng bằng việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tƣ duy
để tìm ra các mối quan hệ bên trong, bản chất, các qui luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tƣợng.
Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng ở chƣơng 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết tài chính và quản lý tài chính tại các cơ sở giá dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiêp. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để phân tích tình hình quản lý tài chính tại trƣờng trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chƣơng 1, những tồn tại, hạn chế ở chƣơng 3, những nhân tố mới xuất hiện để đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại nhà trƣờng trong thời gian tới.
2.2.5. Phương pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chi tiêu tài chính tại trƣờng để mô tả thực trạng quản lý tài chính và so sánh các chỉ tiêu thu, chi qua các năm. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong việc sử dụng và quản lý tài chính tại trƣờng. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp kinh tế Quảng Ninh có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ QUẢNG NINH