Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phƣơng trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 38 - 42)

- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa

1.3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phƣơng trong nƣớc

Thu hút FDI của TPHCM:

Nhiều năm liền, TPHCM là một trong những điểm sáng về thu hút vốn FDI của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nếu như trước đây, TPHCM chủ yếu thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, bán buôn, bán lẻ - là các dự án không gắn với việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - thì nay, qua thống kê các dự án lớn được cấp phép trong những tháng đầu năm 2015, có thể thấy đã có bước chuyển dịch mới. Đa số các dự án tiêu biểu đều đến từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Đây là các lĩnh vực mà thành phố đẩy mạnh công tác xúc tiến. Điều đó chứng tỏ rằng những định hướng xúc tiến đầu tư thời gian qua đã đạt những kết quả như mong đợi. Bí quyết thành công đó là nhờ cả quá trình thành phố nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo thêm quỹ đất sạch thu hút các dự án có giá trị lớn, theo đúng định hướng chú trọng vào chất lượng dự án hơn số lượng dự án.

Theo báo cáo của Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM tiếp tục tập trung vào 4 nội dung chính: Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. Đặc biệt quan trọng là cải tiến thái độ thực hành công vụ của cán bộ, công chức, nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian so với quy định. Thứ hai, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, bình đẳng và minh bạch các quy định của chính sách pháp luật Việt Nam đối với tất cả các nhà đầu tư. Thứ ba, quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Thứ tư, nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe và giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải

quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.

Tính đến năm 2017, TPHCM có hơn 5.600 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 38,5 tỷ USD. Tuy nhiên, phân theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động thì ngành kinh doanh bất động sản dù có số dự án thấp (chỉ 253 dự án) nhưng chiếm số vốn lớn, đến 13,8 tỷ USD; ngành nghề công nghiệp chế biến có 1.553 dự án với 12,4 tỷ USD. Các ngành còn lại là đào tạo, dịch vụ...

Thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng động của lãnh đạo Tỉnh, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI.

Thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Bắc Ninh chỉ có 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 177,58 triệu USD đến tháng 8/2016, đã tăng lên 882 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12,1 tỷ USD. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 111 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 429,58 triệu USD. Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về mức độ hấp dẫn các dự án FDI.

Tính đến 31.12.2016, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681 ha, trong đó có 9 KCN đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN Đô thị và dịch vụ VSIP, HANAKA. Các KCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, làm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, khu vực FDI đã chiếm trên 85% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh, đóng góp tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Bắc Ninh trở thành Tỉnh có giá trị xuất siêu lớn trên cả nước. Thu nhập bình quân của lao động trong các KCN đạt 5,578 triệu đồng/người/ tháng.

Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam

Với vị trí mang tính chiến lược, kết nối các địa phương trong nước và quốc tế, lợi thế nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và các nước khác thuộc ASEAN, Đông Á… Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch, xây dựng các KCN và cụm công nghiệp. Đến nay, Quảng Nam có 53 cụm công nghiệp, 8 KCN và khu kinh tế mở Chu Lai. Nhờ chủ động trong xây dựng những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư linh hoạt, cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng… Quảng Nam cũng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI hiệu quả như: Nhà máy Ô tô Trường Hải, Kính nổi Chu Lai, các dự án du lịch lớn của Indochina Capital, VinaCapital, Victoria, Golden Sand, Palm Garden… là cơ sở tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Giai đoạn tái lập tỉnh, Quảng Nam chỉ thu hút được dưới 10 doanh nghiệp FDI với số vốn đăng ký đầu tư dưới 20 triệu USD. Đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã có 104 dự án FDI với vốn đăng ký trên 5,219 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh hàng năm trên 800 tỷ đồng, giải quyết hơn 20.000 lao động tại địa phương.

Theo báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh,trong 6 tháng đầu năm 2016, Quảng Nam đã dẫn đầu khu vực miền Trung về thu hút vốn FDI, đứng vị trí thứ 22/53 trong bảng xếp hạng, đã có 11 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 103,4 triệu USD. Nhiều dự án được khởi công và tăng vốn.

Mới đây nhất, 46 nhà cung cấp linh kiện, vật tư cho Tập đoàn Mazda (Nhật Bản) đã đến tìm hiểu cơ hội và thỏa thuận xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.

Thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương

Là một tỉnh thuần nông, Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Thực tế đó buộc tỉnh Bình Dương phải có sự đột phá, đi tắt đón đầu. Với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, Bình Dương đã chủ động xây dựng các chương trình, nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư; luôn sâu sát, lắng nghe và kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, “coi khó khăn vướng mắc của DN là khó khăn vướng mắc của Tỉnh”; tập trung nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính thực hiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh.

Nhờ vậy, đến nay Bình Dương đã trở thành một trong 5 địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước, là một “địa chỉ đỏ” về thu hút FDI của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tính đến tháng 06/2016, Bình Dương thu hút 2.883 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 25,355 triệu USD. Nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực tài chính và công nghệ đã đầu tư vào Tỉnh.

FDI đã đem đến công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở địa phương. Hiện nay, các nước châu Á chiếm 74% tổng vốn đăng ký, các nước châu Âu chiếm 10%, châu Mỹ chiếm 4% (chủ yếu là Hoa Kỳ), còn lại 12% thuộc các Vùng lãnh thổ.

tập đoàn lớn trên thế giới tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao, điện gia dụng, dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng cao cấp, các dịch vụ cao cấp và bất động sản.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 92,75% trong tổng số dự án và chiếm 71,60% vốn đầu tư đăng ký; Lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm 15,58% tổng vốn đầu tư, có 01 dự án với số vốn đầu tư 1 tỷ 200 triệu USD; Dịch vụ chiếm 1,08% số dự án và 3,43% tổng vốn đầu tư; Lĩnh vực xây dựng chiếm 4,86% tổng vốn đầu tư với 43 dự án… Quy mô trung bình một dự án FDI ở Bình Dương đạt khoảng 8,8 triệu USD/dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)