- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa
4.4.5. Bảo vệ môi trường
Xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý chất thải bền vững, quản lý nước, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất và phân bố dân cư phù hợp giữa khu vực nông thôn và thành thị; phân vùng đất hợp lý cho các hoạt động kinh tế để giảm thiểu tác động của môi trường và phòng tránh thiên tai; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nghiên cứu xây dựng quy chế để cộng đồng dân cư tham gia giám sát môi trường đối với các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn; Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu; rút kinh nghiệm sâu sắc về việc xảy ra thảm họa sự cố môi trường Biển từ nước xả thải của công ty TNHH hưng nghiệp Formosa làm cá chết hàng loạt tại cảng Vũng Áng dọc theo bờ biển các tỉnh Miền trung, không để hiện tượng này lặp lại một lần nữa. Thu hút FDI một cách có chọn lọc, không thu hút tràn lan, bằng mọi giá.
Tóm lại Hà Tĩnh muốn thu hút nguồn vốn FDI tốt, chính quyền Hà Tĩnh cần phải tập trung thu hút đầu tư những dự án lớn với công nghệ hiện đại mang tính đột phá để làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh; đốc thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án, giải quyết triệt để những vướng mắc của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ trong quản lý kê khai thuế để chống thất thu, thành lập Công đoàn cơ sở tại các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động ( Mức lương, chế độ làm việc.v.v.…); tìm kiếm các nhà đầu tư FDI thu hút vào những lĩnh vực ưu tiên và là thế mạnh của tỉnh như nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy hải sản, du lịch sinh
thái.v.v…; đưa ra nhiều chính sách tập trung thu hút những công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp; tăng kinh phí cho việc xúc tiến đầu tư; quan tâm hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho các nhà đầu tư bằng cách vận động, tuyên truyền đối với người dân mà lợi ích của dự án mang lại; Trong lựa chọn đầu tư cần đánh giá một cách kỹ lưỡng, về kỹ thuật, công nghệ, xử lý môi trường, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc như sự cố môi trường biển làm Các chết hàng loạt tại KKT Vũng Áng –Thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhất là về công tác giám sát bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư; Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các doanh nghiệp phải kịp thời, về mặt quản lý tại chính quyền cơ sở phải được thắt chặt, sâu sát; đầu tư cơ sở vật chất máy móc thiết bị một cách đồng bộ nhằm đảm bảo cơ sở vật chất dạy học, đưa ra các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và số lượng, phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; nâng cao năng lực đào tạo; Cơ chế chính sách Tài chính, tín dụng phải được thông thoáng, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; Liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp; phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương phải thực sự đồng bộ và hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính, tránh rườm rà, mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho nhà đầu tư.
KẾT LUẬN
Với chủ đề “Thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Tĩnh”, Luận văn đã tập trung khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thu hút FDI nói chung và hiệu quả thu hút FDI nói riêng ở địa phương, tại Hà Tĩnh trong thời gian trước năm 2017, đặc biệt là trong những năm gần đây. Từ đó, Luận văn chỉ ra những thành tựu cũng như những mặt hạn chế, những kết quả chưa đạt được trong hiệu quả thu hút FDI dựa trên việc đánh giá một số chỉ tiêu lựa chọn, và luận giải nguyên nhân của tình trạng đó. Trên cơ sở những phân tích đó, luận văn đã nêu ra một hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết những cản trở, những vấn đề còn tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thu hút dòng vốn quan trọng FDI. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vào yêu cầu ngay từ bây giờ phải xây dựng một chiến lược, quy hoạch mang tính chiến lược, dài hạn làm cơ sở cho việc thu hút FDI; đồng thời quá trình thu hút FDI phải là một quá trình thu hút có chọn lọc để đảm bảo thu được những dòng vốn chất lượng nhất. Như vậy, luận văn đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả thu hút FDI ở một địa phương trên nhiều góc độ khác nhau cũng cần xem xét đến các cách tiếp cận khác về hiệu quả, như: xem xét hiệu quả thu hút vốn FDI ở góc độ so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Song, do điều kiện thông tin chưa đầy đủ, nên việc đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI theo quan điểm này cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn, lượng hóa được các chi phí mà một địa phương sử dụng để thu hút vốn FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng trong nghiên cứu tiếp theo, sẽ đánh giá, lượng hóa được tác động của vốn FDI đến tăng trưởng nền kinh tế, làm cơ sở tính toán vốn FDI phù hợp cần thu hút./.