Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thu hút và quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 62 - 67)

- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa

3.2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thu hút và quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoà

quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.2.3.1. Công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Trong lựa chọn đầu tư còn chưa đánh giá một cách kỹ lưỡng, về kỹ thuật, công nghệ, xử lý môi trường, còn để xảy ra những sự cố đáng tiếc. Đơn cử như việc xảy ra thảm họa sự cố môi trường biển từ nước xả thải của công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa, làm thủy hải sản chết hàng loạt tại vùng biển cảng nước sâu Sơn Dương KKT Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh. Bắt đầu từ vùng biển Hà Tĩnh lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Miền Trung là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

- Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp so với tiềm năng và nhu cầu của tỉnh. Có ít dự án lớn với công nghệ hiện đại mang tính đột phá để làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Tình hình thực hiện dự án sau khi được cấp phép còn nhiều hạn chế: Một số dự án sau khi được cấp Giấy phép đầu tư có tiến độ triển khai chậm, một số dự án có vướng mắc nhưng chưa giải quyết được triệt để.

- Hiệu quả kinh tế do các dự án FDI mang lại chưa cao; tỷ trọng đóng góp cho ngân sách của tỉnh và thu nhập cho người lao động còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh;

- Tồn tại nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt pháp luật lao động, ý thức chấp hành và thực thi chính sách pháp luật của một bộ phận người sử dụng lao động chưa tốt.

- Chưa thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên và là thế mạnh của tỉnh như nuôi trồng, chế biến nông sản, nuôi trồng chế biến thủy sản, du lịch sinh thái,…

- Chưa có chính sách tập trung thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ. Các dự án lớn trên địa bàn đang trong giai đoạn triển khai, mới bắt đầu đi vào hoạt động nên chưa tạo sức hút lớn đối với các dự án phụ trợ.

- Nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp trong tỉnh còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc nhập từ các vùng kinh tế lớn trong cả nước, thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Việc tìm đầu ra sản phẩm các doanh nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn gặp khó khăn.

- Công tác giải phóng mặt bằng được chính quyền địa phương quan tâm và đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc phần nào ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và quá trình đầu tư của các doanh

nghiệp.

- Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn hẹp.

3.2.3.2. Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án FDI

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, nhất là về công tác giám sát bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật đôi khi còn chậm, một số chính sách mới chưa được phổ biến kịp thời đến doanh nghiệp. Hoạt động Quản lý của các cấp Chính quyền địa phương còn bị buông lỏng, chưa sâu sát.

- Năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bắt đầu triển khai thực hiện Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN. Tuy nhiên, việc yêu cầu các doanh nghiệp FDI đăng ký tài khoản và thực hiện báo cáo trên hệ thống còn gặp khó khăn do các doanh nghiệp không phối hợp, dẫn đến công tác quản lý chưa sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

- Một số trường hợp xử lý các thủ tục đầu tư, các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp còn chậm.

3.2.3.3.Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2015 nhưng Nghị định hướng dẫn thi hành chậm được ban hành làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và công tác quản lý.

- Các dự án Công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung ở các vùng Kinh tế lớn trong nước như Hà Nội, Bắc Ninh, TPHCM, Bình Dương ...

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà chưa chú trọng đến chiều sâu, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất máy móc thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ.

thoáng, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.  Nguyên nhân chủ quan

- Công nghệ dây chuyền sản xuất của các dự án đầu tư FDI chưa đáp ứng được một cách triệt để về bảo vệ môi trường. Về thiết kế, quy trình, giây chuyền sản xuất còn hạn chế tính khoa học, một số phân đoạn giây chuyền còn lạc hậu, nhất là phân đoạn xử lý chất thải.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được chú trọng đầu tư hơn. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, một số công trình hạ tầng trọng yếu vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc chưa hoàn thành đưa vào sử dụng, một số công trình xuống cấp, kém chất lượng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư sản xuất, vì vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.

- Thủ tục đầu tư còn phức tạp, rườm rà. Một dự án đầu tư của nhà đầu tư phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản pháp luật, do đó mất nhiều thời gian hoàn thành các thủ tục, làm chậm tiến độ triển khai dự án. Công tác cải cách Hành chính của tỉnh vẫn chưa như mong muốn. Chủ trương cắt giảm 1/3 thủ tục và 1/2 thời gian giải quyết các thủ tục Hành chính thực hiện chưa triệt để.

- Nguồn lao động có chất lượng chưa cao, lao động trên địa bàn tỉnh có ưu điểm là số lượng dồi dào, tuy nhiên trình độ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các dự án trên địa bàn chưa được triển khai có hiệu quả. Năng lực đào tạo ở các trường, cơ sở đào tạo trong tỉnh còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu và yếu. Mối liên kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ.

coi trọng số lượng dự án và số vốn đăng ký đầu tư mà chưa chú trọng đến chất lượng dự án.

- Cơ chế phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả.

- Công tác quy hoạch còn bất cập, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần, một số ngành, lĩnh vực trọng điểm chưa có quy hoạch phát triển như: ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao...

- Công tác xúc tiến đầu tư phần nào còn thụ động. Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động) chưa thực sự có hiệu quả.

- Việc bố trí nguồn vốn Ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gặp khó khăn, trong khi nguồn vốn Trung ương tương đối eo hẹp. Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng còn hạn chế.

- Sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền trung do Fomosa gây ra đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc thu hút đầu tư.

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)