Thực trạng thu hút FDI tại Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 1 Kết quả thu hút đầu tư FD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 52 - 58)

- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa

3.2. Thực trạng thu hút FDI tại Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 1 Kết quả thu hút đầu tư FD

3.2.1. Kết quả thu hút đầu tư FDI

3.2.1.1. Thuế, phí thu từ FDI

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 đất nước

ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình. Hà Tĩnh hiện nay đã có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma; có bờ biển dài, thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên, có nhiều cửa sông lớn thuận lợi cho nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, nhiều bãi tắm đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch và kinh tế biển. Trong tỉnh đã hình thành các khu kinh tế cửa khẩu, ven biển và đồng bằng. Đây là những lợi thế để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, (7/2014) trên công trường cảng Formosa có 24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có khoảng 22.000 lao động Việt Nam. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hà Tĩnh riêng thu thuế từ Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Vũng Áng chiếm trên 70% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2014.

Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, năm 2014 tổng thu ngân sách nội địa trên địa bàn đạt 5.026 tỷ đồng, bằng 131% dự toán Trung ương giao, đạt 84% kế hoạch HĐND tỉnh giao

Bảng 3.1: Thu thuế nội địa từ các dự án FDI giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Số thuế, phí đã thu được từ FDI

Tổng thu thuế, phí nội địa trong

năm

Tỷ trọng FDI so với

1 2012 887.554 3.037.560 29.2%

2 2013 1.662.061 4.178.822 39.8%

3 2014 1.744.228 5.026.428 34.7%

4 2015 2.152.374 6.994.000 30.8 %

5 2016 970.936 5.450.000 17.8 %

(Nguồn: Chi cục thuế Hà Tĩnh 2017)

Giai đoạn 2012-2015, số thuế, phí đã thu từ FDI tăng nhanh qua các năm, năm 2015 số thuế phí thu được tăng gấp 2.43 lần so với năm 2012, tỉ trọng thuế, phí thu được từ FDI trong tổng nguồn thu thuế, phí nội địa của tỉnh cũng tăng nhanh trong năm 2012,2013; năm 2014 và 2015 do tốc độ tăng của tổng nguồn thu từ thuế, phí nội địa của tỉnh lớn hơn tốc độ tăng của thuế, phí từ FDI, nên tỉ trọng này giảm. Năm 2016, thuế phí thu được từ FDI giảm mạnh ( giảm 54.92% so với năm 2015), nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do những biến động tại khu công nghiệp Formosa, bao gồm giảm mạnh vốn đầu tư, sự cố môi trường biển...

Bảng 3.2: Thu thuế XNK từ các dự án FDI giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Năm Số thuế, phí XNK đã thu được từ FDI

Tổng thu thuế, phí XNK của tỉnh Tỷ trọng 1 2012 870.919 967.688 90% 2 2013 1.012.164 1.124.627 90% 3 2014 5.783.886 6.426.540 90% 4 2015 4.950.000 5.500.000 90% 5 2016 1.840.000 2.000.000 92%

(Nguồn: Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy thuế, phí XNK thu từ FDI chiếm phần lớn (trên 90%) tổng thuế, phí XNK của tỉnh. Đặc biệt, năm 2014, số thuế, phí XNK thu được từ FDI tăng đột biến, tăng hơn 5 lần so với năm 2013 nhờ các dự án lớn đầu tư vào tỉnh. Năm 2016, do những biến động tại khu kinh tế Formosa khiến nguồn thu thuế, phí XNK từ FDI tại tỉnh giảm mạnh

3.2.1.2. Về cơ cấu lĩnh vực đầu tư các dự án FDI

Cơ cấu lĩnh vực đầu tư các dự án FDI tại Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 được biểu hiện ở bảng:

Bảng 3.3: Cơ cấu VĐT theo nguồn vốn tại Hà Tĩnh từ năm 2012-2016

Lĩnh vực đầu tƣ Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Tỷ trọng (%)

Công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí 23 10.854,97 93,3

Dịch vụ, thương mại 25 317,648 2,7

Dệt may 1 0,3 0,0025

Nông, lâm, thủy sản 5 61,802 0,5

Xây dựng, phát triển hạ tầng 13 380,132 3,27

Xử lý môi trường, rác thải 1 15 0,13

Giáo dục, đào tạo 0 0 0

Tổng số 68 11.628 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh)

Tính đến 31.12.2016, Có 68 dự án đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh, trong đó, chủ yếu là các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cơ khí và lĩnh vực thương mại dịch vụ; lĩnh vực giáo dục và đào tạo chưa có dự án đầu tư

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: hình thức liên doanh, hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức 100% vốn nước ngoài.

Bảng 3.4: Thu hút VĐT FDI vào Hà Tĩnh theo hình thức đầu tƣ từ năm 2012-2016 Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Giá trị Tỷ trọng (%) 100% vốn nước ngoài 59 11.496,29 98,867 Liên doanh 8 131,26 1,13 Hợp đồng BCC 1 0,45 0,003 Tổng số 68 11.628 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh)

Trong tổng 68 dự án FDI đầu tư vào tỉnh, chủ yếu là các dự án 100% vốn nước ngoài ( chiếm 98.9%). Việc tiếp nhận các dự án 100% vốn nước ngoài có ưu điểm là không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận.

3.2.1.4. Địa điểm đầu tư

Số lượng các dự án đầu tư bên ngoài KKT Vũng Áng và các KCN tuy lớn hơn với 52/68 dự án nhưng các dự án lớn chủ yếu tập trung trong địa bàn khu kinh tế và các khu công nghiệp. Do đó, vốn đăng ký cũng như vốn thực

hiện các dự án trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp cao hơn.

Bảng 3.5: Thu hút vốn FDI vào Hà Tĩnh theo địa điểm đầu tƣ 2012 - 2016

Địa điểm đầu tƣ Số dự án

Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Giá trị Tỷ trọng (%) Trong KKT và các KCN 52 11.558 99,40 Ngoài KKT và các KCN 16 70 0,60 Tổng số 68 11.628 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh) 3.2.1.5. Đối tác đầu tư

Bảng 3.6: Thu hút vốn đầu tƣ FDI phân theo đối tác đầu tƣ từ 2012-2016

TT Đối tác Số lƣợng dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 1 Hàn Quốc 6 94,71 2 Thái Lan 1 32,25 3 Nhật Bản 2 5,30 4 Trung Quốc 5 6,90 5 Mỹ 1 10 6 Đài Loan 37 11.010,91 7 Hongkong 3 26 8 Australia 1 0,45 9 Singapore 2 98,98 10 Khác 11 342,50 Tổng số 68 11.628

Tính đến thời điểm hiện tại, có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Tĩnh. Các dự án FDI tại Hà Tĩnh chủ yếu đến từ các đối tác Châu Á với số lượng 65/68 dự án (chiếm 95,6%) và tổng mức đầu tư 11.536/11.628 triệu USD (chiếm 99%). Hà Tĩnh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về nhà đầu tư, chính vì thế, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, gia tăng số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)