Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận vốn FD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 35 - 36)

Hệ thống pháp luật của nước sở tại là một trong những nhân tố quan trọng của môi trường đầu tư, nó bao gồm các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật, văn bản quản lý hoạt động đầu tư … nhằm tạo nên hành lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi nhất đảm bảo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư đó của họ không trái với luật pháp của nước sở tại. Để nâng cao khả năng hấp dẫn FDI thì việc cải tiến hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, chặt chẽ, không chồng chéo, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Các nguyên tắc về tính minh bạch, không phân biệt đối xử của hệ thống pháp luật đầu tư chính là

nhân tố hấp dẫn thu hút các công ty nước ngoài và để có thể hấp thụ được những lợi ích từ sự hiện diện của chúng trên thị trường nội địa. Các chính sách kinh tế của nước sở tại có khả năng làm tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí cho các dự án FDI triển khai đều có sức thuyết phục các nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư. Các chính sách đầu tư nước ngoài hấp dẫn FDI của nước tiếp nhận chủ yếu bao gồm: chính sách thương mại, chính sách tiền tệ, các mức ưu đãi về tài chính, tiền tệ, ưu đãi về thuế…

1.2.4.2. Nhân tố nội tại của địa phương tiếp nhận vốn FDI

- Cơ sở kết cấu hạ tầng

Sự phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng thông qua các quyết định tiến hành triển khai trên thực tế các dự án đầu tư. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay … cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư nước ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư. Thực tế thu hút tại các địa phương trong cả nước cho thấy dòng vốn chỉ đổ vào nơi có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)