Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 28 - 30)

- Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên

1.2.2.3. Kiểm tra đánh giá

Trong thời gian gần đây, ngoài nhiệm vụ tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các dự án FDI sau cấp phép cũng được các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quan tâm.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án FDI nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn; đôn đốc các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủ các cam kết; đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. Nói cách khác, công tác hậu kiểm luôn phải đi đôi, song hành cũng công tác thu hút,

xúc tiến đầu tư thì hiệu quả của nguồn vốn FDI mới thực sự phát huy.

Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về việc giám sát và đánh giá đầu tư thay thế cho Nghị định 113/2009/NĐ-CP. Nếu như trước đây, đối tượng Nghị định 113/2009/NĐ-CP quy định giám sát và đánh giá đầu tư theo 2 loại, là dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên và các dự án khác, trong khi trên thực tế, còn rất nhiều dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác cũng cần được giám sát và đánh giá đầy đủ.

Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định thay thế lần này là đối tượng điều chỉnh sẽ không chỉ là các dự án sử dụng vốn nhà nước, mà còn là các dự án FDI, dự án đầu tư ra nước ngoài, cả các dự án PPP, cũng như các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công… Đối với các dự án FDI, việc giám sát sẽ được thực hiện không chỉ trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, mà còn là tiến độ góp vốn, tình hình triển khai, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định; tình hình thực hiện các ưu đãi đầu tư, các điều kiện kinh doanh...

Sự thay đổi này được đánh giá là thống nhất trong quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư của toàn xã hội. Việc đưa các chế tài để đảm bảo các quy định được thực hiện sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư hiệu quả và có tính thực thi hơn.

Ngoài ra, Hệ thống thông tin về đầu tư nước ngoài hiện nay cũng là một công cụ giúp cho công tác giám sát được liên tục, chặt chẽ. Hệ thống này thường xuyên cập nhật và phân loại tình hình thu hút, hoạt động đầu tư nước ngoài để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước các cấp.

tác động tiêu cực đến môi trường. Kiên quyết xử lý các dự án đầu tư không tuân thủ và vi phạm pháp luật về môi trường, kể cả việc quyết định ngừng hoạt động của dự án để khắc phục vi phạm môi trường hoặc cao hơn hơn có thể là chấm dứt hoạt động của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)