Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 42 - 47)

- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng FDI ở một số địa phương cho thấy, muốn tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cần có giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt là FDI từ các nước phát triển, các nước có công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không đồng nhất với mục tiêu của quốc gia hay địa phương tiếp nhận FDI.

Vì lợi nhuận, các chủ thể FDI luôn tìm mọi cách tối thiểu hóa chi phí, do đó cần có tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút vốn FDI, sử dụng FDI cùng với quản lý nhà nước hiệu quả về nguồn vốn này. Đối với Hà Tĩnh, có thể tham khảo các bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương. Để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, thời gian qua các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương, TPHCM đã triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đồng hành cùng nhà đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết, kiên quyết thu

hồi các dự án triển khai chậm tiến độ... Do vậy, đối với Hà Tĩnh, việc tăng cường vai trò của chính quyền Tỉnh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là cần thiết, để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư FDI vào phát triển kinh tế địa phương.

Thứ hai, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương, TPHCM đã mang lại thành công lớn trong thu hút nguồn vốn FDI.

Do vậy, Hà Tĩnh cần tiếp tục có các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nhằm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào các ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng mới; đồng thời, phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.

Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch và tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Việc lập quy hoạch phải dựa trên nghiên cứu đánh giá những tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộ trình thực hiện việc thu hút và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả;

Hình thành các danh mục, dự án gọi vốn FDI và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách ưu đãi cần thiết… chính là kinh nghiệm mà các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Dương, TPHCM đã triển khai thực hiện trong quá trình thu hút và sử dụng FDI.

Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế triển khai hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thu hút FDI ở các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và đặc biệt là ở tỉnh Bình Dương, TPHCM cho thấy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ

tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng thu hút vốn FDI đầu tư địa phương… Do vậy, thời gian tới, Hà Tĩnh cần có chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của Tỉnh...

Thứ năm, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phát huy lợi thế so sánh và các chính sách thu hút FDI tốt đã đưa Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Dương, TPHCM trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm điện, điện tử, công nghệ cao, công nghệ chế biến…

Như vậy, việc xây dựng các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường sự liên kết giữa các DN trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ qua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nước hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng sản xuất các sản phẩm hỗ trợ... là những nội dung mà tỉnh Hà Tĩnh cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI. Thời gian qua các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương, TPHCM đã tập trung phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo yêu cầu của thị trường và hoàn thiện theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, từ đó nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động trong Tỉnh... Đây là kinh nghiệm mà tỉnh Hà Tĩnh có thể chọn lọc và áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI vào địa bàn Tỉnh.

Thứ bảy, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư. Đây là cách làm mà Bắc Ninh, Bình Dương và Quảng Nam, TPHCM đã thực hiện tốt trong quá trình thu hút FDI vào địa phương. Do đó, Hà Tĩnh cần đẩy mạnh

và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư của Tỉnh. Cụ thể là tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư thông qua hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế; Tập trung tìm kiếm nhà đầu tư tốt, chú trọng năng lực thực chất của nhà đầu tư...

Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI. Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế và bất cập trong hoạt động của FDI, các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương, TPHCM đã tiến hành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai. Đây cũng là những kinh nghiệm để Hà Tĩnh triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI.

Thứ chín, cải thiện môi trường đầu tư. Một trong những lý do mang lại sự thành công trong thu hút FDI của các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương, TPHCM là xuất phát từ việc các địa phương này đã tập trung cao độ trong việc cải thiện môi trường đầu tư.

Do vậy, để trở thành một trong những điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, Hà Tĩnh phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một một cửa liên thông, chống quan liêu tham nhũng trong việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ; Thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ để thu hút FDI…

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp Nước ngoài (FDI) khác với thu hút vốn đầu tư gián tiếp. Thu hút vốn FDI là chính các nhà đầu tư trực tiếp quản lý , vận

hành sản xuất, và kinh doanh trực tiếp tại nước sở tại. Còn thu hút vốn đầu tư gián tiếp là hình thức thu hút vốn “Hỗ trợ phát triển chính thức” hay còn gọi là thu hút nguồn vốn ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance, là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Các nhà đầu tư giao nguồn vốn ODA này cho nước được vay quản lý, phân bổ, lập danh mục đầu tư với một số ràng buộc nhất định của nhà tài trợ tùy theo tên gọi của từng dự án đầu tư. Ví dụ khi lập danh mục dự án đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì trong danh mục phải có những hạng mục liên quan đến phát triển hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, kênh mương, hồ đập.v.v…, một số ràng buộc về chính trị, ngoại giao, kinh tế.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)