- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa
4.1. Bối cảnh mới có tác động đến thu hút FDI tại Hà Tĩnh.
Thế kỷ XXI đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổ chức thương mại thế giới), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC ( Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương)…Một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho phát triển Kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động.
Năm 2016, Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển KT-XH và đời sống nhân dân.
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cùng thiên tai,lũ lụt và đặc biệt là thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển, làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn FDI, làm cho các nhà đầu tư chưa thật sự yên tâm quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển FDI của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng hạn chế và phức tạp. Cạnh tranh giữa các quốc gia, các địa phương thu hút nguồn vốn này ngày càng khó khăn. Chính vì thế, việc đẩy mạnh các biện pháp để thu hút FDI là điều tất yếu. Nhằm bù đắp nguồn vốn đang bị thiếu hụt, một trong những chính sách ưu tiên trong định hướng phát triển của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là lấy lại lòng tin từ các nhà đầu tư, tạo sự yên tâm về đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phụ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý
nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó có nguồn vốn FDI.