- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa
3.2.2. Tác động của các dự án FDI đến phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh
- Tác động thúc đẩy kinh tế
Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, các dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị bán lẻ, bán buôn đã góp phần tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, thúc đẩy thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Các dự án lớn đầu tư vào hạ tầng, công nghiệp như Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương - Fomosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1: 7,9 tỷ USD), Dự án Khu đô thị - Dịch vụ - Thương mại Phú Vinh (68,28 triệu USD)... tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển; thu hút, lôi kéo các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào địa bàn tỉnh.Tuy nhiên, số lượng các dự án lớn, có tính lan tỏa còn ít; do đó tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh còn chưa rõ nét và chưa thực sự có hiệu quả.
- Thúc đẩy xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI của tỉnh tăng dần lên hàng năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả tỉnh, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của khu vực này là: may mặc, sản phẩm gỗ, thép,...
Hiện nay, có khoảng 26 doanh nghiệp FDI tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là các doanh nghiệp từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các
doanh nghiệp FDI trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 415,42 triệu USD, tăng 95,3% so với cùng kì năm 2016.
- Tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động
Các dự án FDI đã tạo việc làm cho khoảng 15.000 lao động trực tiếp với thu nhập bình quân khoảng 5,5 triệu đồng, góp phần nâng cao mức sống cho người lao động địa phương; đồng thời nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện các chế độ lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động cũng được các doạnh nghiệp FDI chú trọng thực hiện. Một số doanh nghiệp FDI đã có những chính sách đãi ngộ riêng đối với người lao động, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với lao động nữ như Công ty HIKOSEN Hà Tĩnh, Công ty TNHH gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh...
- Chuyển giao công nghệ
Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hà Tĩnh cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
Một số dự án đã đi vào hoạt động có công nghệ hiện đại như: Đầu tư xây dựng và kinh doanh rạp chiếu phim tại Hà Tĩnh (Hàn Quốc); Nhà máy chế biến dăm gỗ (Nhật Bản), Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan)…
Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ làm cho năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn nhiều so với khu vực đầu tư trong nước tại tỉnh.