Đặc điểm kinh tế, xã hội tại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 51 - 52)

- Nhận thức của lãnh đạo và hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa

3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội tại Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên là 5.990,31 km2, dân số tính đến năm 2016 là khoảng 1,262 triệu người. Hà Tĩnh có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có mạng lưới giao thông đường bộ kết nối trục dọc gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ ven biển, Quốc lộ 8A sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Giao thông đường sắt có tuyến đường Bắc Nam. Giao thông đường thủy nội địa có các tuyến sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông La, sông Lam; giao thông đường biển từ cảng Vũng Áng đi các cảng biển trong và ngoài nước. Hà Tĩnh có các khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Khu kinh tế Vũng Áng,... Các Khu kinh tế của tỉnh đang được tập trung phát triển, cùng với những dự án công nghiệp quan trọng nêu trên, đang tạo ra những bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đồng thời là cơ hội và điều kiện tốt nhất để cơ cấu lại lao động, sắp xếp lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Việc triển khai các dự án công nghiệp lớn này sẽ góp phần quan trọng thu hút đầu tư của các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ vào các tỉnh trong khu vực.

Vị trí địa lý tỉnh Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam tạo điều kiện cho Hà Tĩnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp và tăng cường giao lưu về mọi mặt; Tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả bước đầu, mô hình kinh tế chuyển đổi theo hướng phát triển chiều sâu. Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, nhưng do xuất phát điểm thấp nên đến nay Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo thuộc nhóm các tỉnh có chỉ số kinh tế chậm phát triển của Việt Nam. Tuy chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực để nâng cao mức sống cho người dân và giảm tỷ lệ nghèo đói, nhưng tỷ lệ các hộ gia đình sống dưới mức nghèo đói vẫn còn rất cao. Theo kết quả Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2016 của UBND tỉnh, toàn tỉnh có 72.951 hộ nghèo và cận nghèo chiếm 19,8%.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có bước phát triển nhưng thiếu đồng bộ, nhất là về giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, xử lý rác thải, chất thải; thiếu các kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật lớn như sân bay, các khu kinh tế... làm hạn chế trong việc khai thác các tiềm năng thế mạnh của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Hệ thống giao thông của Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông, liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng. Các tuyến đường tỉnh, đường huyện trục chính nhìn chung đã được xây dựng bằng nguồn vốn nội lực của tỉnh cũng như các nguồn vốn vay khác, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Qua thời gian sử dụng, nhiều tuyến đường đã xuống cấp cần phải nâng cấp, xây dựng nhằm kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện để đẩy mạnh tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy liên kết kinh tế, thu hút nguồn vốn tại địa phương cho phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo trong toàn khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà tĩnh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)