Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

1 3-

2.1. Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hƣởng

đến nhà chung cƣ cũ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trắ địa lý 2.1.1.1. Vị trắ địa lý

Hà Nội nằm chếch về phắa tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trắ từ 20ồ53' đến 21ồ23' vĩ độ Bắc và 105ồ44' đến 106ồ02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phắa Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phắa Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phắa Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phắa Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chắnh vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tắch 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn;Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức; Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm;

Nghị quyết của Bộ Chắnh trị số 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về ỘPhương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010Ợ, Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội và hiện nay là Luật Thủ đô đã xác định vai trò, vị trắ: ỘHà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chắnh trị - hành chắnh, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tếỢ. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình. Đồng thời, sự phát triển

của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà Nội vừa là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tắch tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tắch đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố Hà Nội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phắa tả ngạn sông Hồng, phắa Tây quốc lộ 1. Đất được hình thành trên nền trầm tắch thuộc thời kỳ thứ 4, khả năng chịu nén tốt). Vùng phù sa mới (nằm ở phắa Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tắn, Phú Xuyên. Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)

Đặc điểm địa hình này làm cho các công trình ở Hà Nội rất dễ bị sụt lún do nền đất yếu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các khu chung cư cũ ở Hà Nội.

2.1.1.3. Khắ hậu

Khắ hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khắ hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ắt mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phắa bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có

nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khắ hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 ồC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 ồC. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Chắnh loại khắ hậu này đã làm cho các công trình nhà ở ở Hà Nội càng dễ bị hư hỏng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hà Nội là trung tâm kinh tế chắnh trị xã hội lớn nhất của cả nước, nền kinh tế phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp.

Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với quá trình tăng quy mô, chất lượng về nhà ở, chắnh vì vậy mà những nhà chung cư được xây dựng trước đây đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế hiện nay: Nó vừa không đáp ứng nhu cầu về diện tắch, lỗi thời về kiến trúc, các dịch vụ cần thiết lại không được đáp ứng nhu cầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2011-2013, GDP thành phố luôn duy trì ở mức tăng 8,91% - tăng khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.Trong đó, ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao nhất 9,8%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,7%/năm; ngành nông nghiệp tăng 2,6%/năm. Năm 2013, Hà Nội thu ngân sách đạt 161.179 tỷ đồng, đóng góp 10,1% GDP, 7,5% kim ngạch xuất khẩu, 17,2% ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước.

Sau khi được mở rộng địa giới hành chắnh, năm 2008, dân số của Thủ đô là 6,35 triệu người, đến tháng 12/2011 đã ở mức 6,87 triệu người. Tắnh đến tháng 6/2012, căn cứ theo mức biến động thì dân số Hà Nội đã lên tới 7,1

triệu người. Trong khi đó, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chắnh phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển dân số của Hà Nội đến năm 2015 là 7,2 - 7,3 triệu người, đến năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người.

Nếu theo tốc độ tăng dân số như hiện tại, đến năm 2015, dân số Hà Nội có thể lên đến 7,6 triệu người, như vậy là đã "vượt" mục tiêu phát triển dân số và làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác.

Việc tăng dân số cũng có tác dụng tắch cực là làm tăng lực lượng lao động trẻ, tạo điều kiện tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế tri thức. Ngoài ra, lực lượng lao động ngoại tỉnh cũng bù đắp nguồn nhân lực cho Hà Nội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, đặc biệt là lực lượng lao động phổ thông.

Tuy nhiên, việc dân số Hà Nội đạt hơn 7 triệu người vào thời điểm này không phải là hoàn toàn tắch cực. Tăng dân số sẽ làm tăng nhân tố tiêu dùng đặc biệt là các hàng hóa công cộng trong đó có nhà ở. Điều này đã và đang thấy rõ ở Hà Nội, đặc biệt, đối với khu vực nội đô, do mật độ dân số hiện tại đã đạt trên 30.000 người/km2 thì việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở càng trở nên căng thẳng.

Đó chắnh là sức ép lớn của Thủ đô trong những năm gần đây và trong những năm tiếp theo đòi hỏi Hà Nội phải xây dựng cải tạo lại nhà ở để đáp ứng nhu cầu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)