Thực trạng nhà chung cƣ cũ trên địa bàn Hà Nội hiện nay 4 1-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 51)

1 3-

2.3. Thực trạng nhà chung cƣ cũ trên địa bàn Hà Nội hiện nay 4 1-

Theo thống kê của Sở xây dựng, Hà Nội hiện có 1.155 nhà chung cư cũ cao 4-5 tầng với tổng diện tắch 1,7 triệu m2 sàn cần cải tạo và 200 nhà lắp ghép tấm lớn với gần 500 nghìn m2 sàn nằm trong 23 khu chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng và nguy hiểm cho người sử dụng. Đây hiện là nơi cư trú của hơn 27.000 hộ dân với trên 130.000 nhân khẩu [23].

Xét về tổng quan dễ nhận thấy các khu nhà chung cư cũ của Hà Nội đã trải qua các giai đoạn sau:

- Nhà tập thể ắt tầng (1954-1960) như An Dương, Phúc Xá, Mai Hương, với giải pháp chỉ là phòng ở, hành lang bên khu phụ tập trung.

- Nhà nhiều tầng (1960-1975) như Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Trung Tự, Thành Công, Giảng VõẦ được xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước theo mô hình tiểu khu nhà ở như khu Trung Tự xây dựng năm 1971 với 6 nhóm nhà đồng bộ với các công trình hạ tầng xã hội, kiểu căn hộ khép kắn nhưng không độc lập.

- Nhà tập thể kiểu mới, xây xen (1975-1986) đó là các khu Thanh Xuân, Lạc Trung, Phương Mai, Ngã Tư VọngẦ Trong thời kỳ này vốn xây dựng ngoài nguồn vốn ngân sách còn vốn từ các cơ quan, doanh nghiệp. Đây cũng là thời kỳ mô hình tiểu khu bị phá vỡ nhiều, gia tăng các loại hình nhà ở để tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyết chỗ ở.

- Giai đoạn chia lô thấp tầng xen với các khu đô thị mới (từ 1986- 2000): Đây là thời kỳ có nhiều đổi mới về nhà ở như pháp lệnh nhà ở năm 1991, Nhà nước cho phép bán nhà ở sở hữu nhà nước và đặc biệt từ 1992 nhà nước xoá bỏ bao cấp về nhà ở và đưa tiền nhà vào tiền lương đã tạo nhiều mô hình khu ở mới.

Về hình thức kiến trúc, do các nhà chung cư cũ được thiết kế và xây dựng cách đây gần 50 năm nên tương đối giản dị vì vậy ngày nay đã trở nên lạc hậu. Đa số các nhà chung cư này có chiều cao từ 4 Ờ 5 tầng, không có thang máy, diện tắch căn hộ nhỏ từ 16 Ờ 32 m2, khu phụ chung hoặc khép kắn, hệ thống kỹ thuật cũ kỹ, thiếu các thiết bị phòng chống cháy nổ, thiếu diện tắch phục vụ công cộng (chỗ để xe, diện tắch dành cho sinh hoạt chung của cộng đồngẦ) vì vậy, không còn phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, cũng như không còn phù hợp với tiêu chuẩn nhà chung cư kể cả trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Theo khảo sát tại các khu nhà chung cư cũ đã xây dựng tại Hà Nội từ năm 1956-1990 thì các tiêu chắ quy hoạch và không gian kiến trúc ban đầu đã bị biến dạng và phá huỷ, nguyên nhân xuất phát từ áp lực về dân số, chuyển biến về kinh tế, xã hội, đời sống, và xu thế phát triển mở rộng chung của thành phố trong giai đoạn mới. Hiện nay, các khu nhà chung cư cũ của Hà Nội đều có một thực trạng chung là:

Hệ thống giao thông nội bộ trong các khu nhà chung cư cũ đã bị quá tải và chức năng quy hoạch ban đầu đã bị thay đổi. Trước đây theo quy hoạch chung các khu nhà chung cư cũ thường được bố trắ ở ngoại vi thành phố ( vành đai 1,2,3), là nơi có diện tắch đất trống lớn và mật độ giao thông vừa phải. Ngày nay, do sự phát triển về không gian đô thị, vị trắ của các khu nhà chung cư cũ này đã trở thành trung tâm trong quy hoạch mở rộng. Tuyến giao thông nội bộ của các khu nhà chung cư cũ đã trở thành tuyến giao thông

chung (thậm chắ tuyến giao thông chắnh) của hệ thống giao thông đô thị mới. Thực trạng này làm mật độ giao thông tại các tuyến đường trên tăng nhanh đến mức quá tải và làm biến đổi chức năng của các dãy nhà trên trục đường này từ nhà ở sang nhà ở kết hợp kinh doanh. Do tình trạng xây dựng cơi nới, lấn chiếm nên phần lớn đường tiếp cận đến các công trình trong các khu chung cư mặt cắt ngang chỉ còn từ 2-3m không đủ để các phương tiện cơ giới hoạt động khi cần thiết nhất là vào các giờ cao điểm, tan tầm.

Không gian quy hoạch chung đã bị phá vỡ do mặt độ dân cư quá lớn so với thiết kế ban đầu. Theo kết quả khảo sát tại một số khu tập thể: Bách Khoa có hộ lên tới 8 người/24m2 căn hộ, Thành Công có hộ 10 người/28m2 căn hộ, chỉ tiêu diện tắch thậm chắ còn 1,5 m2/người (thấp nhất)Ầ Nguyễn Công Trứ là khu tập thể điển hình thời bao cấp, ban đầu được xây dựng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 4.000 nhân khẩu. Qua nhiều năm tồn tại, tập thể này đã mất đi dáng vẻ ban đầu mà trở thành khu Ộở và kinh doanhỢ hỗn độn với số dân khoảng 9.300 người [10]. Tập thể Nhà máy dệt 8/3 (Tập thể 8/3) được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước là một tổ hợp 6 tòa nhà tâ ̣p thể 4 tầng. Sau hơn 50 năm sử dụng, diện tắch các căn hộ vẫn vậy nhưng số người sinh sống trong những căn hộ này thì đã tăng thêm gấp nhiều lần. Có những gia đình chỉ được sở hữu 9 mét vuông mặt bằng nhưng có tới 5 người ở. Những căn hô ̣ gốc ban đầu đều đã được ngăn đôi thành 2, nhiều căn hô ̣ ỘtreoỢ được gắn thêm bên ngoài cửa sổ đã biến những căn hô ̣ gốc thành 3, thâ ̣m chí 4 căn hô ̣ cùng đi ̣a chỉ. Sự phát sinh thêm những gian nhà kiểu "lồng chim, gác xép " bám vào hai mặt của các ngôi nhà tập thể này nhờ những thanh cọc nhẹ bấu vắu vào những ngôi nhà đã cũ xuống cấp và xâ ̣p xê ̣ mà người dân trong khu go ̣i là Ộnhà không móngỢ [18].

Do mật độ dân cư quá lớn, các hộ dân đã tự ý lấn chiếm các phần đất lưu không dành cho cây xanh xung quanh khu nhà xây dựng thành diện tắch ở kiên cố làm phá vỡ không gian quy hoạch chung.

Hình thức kiến trúc thay đổi do tình trạng xây dựng cơi nới phát triển tự do. Tình trạng các căn hộ tầng trên cơi nới tùy tiện để tăng diện tắch ở , tạo nên các Ộchuồng chim, chuồng cọpỢ, đã làm biến đổi hoàn toàn hình thức kiến trúc ban đầu.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã bị quá tải và xuống cấp trầm trọng gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường, không đáp ứng với nhu cầu hiện nay nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước sạch, thiếu điện, ngập úng khi mưa lớn.

Đại bộ phận các nhà chung cư cũ đều thiết kế móng đặt tương đối nông, chủ yếu lại trên nền đất Hà Nội vốn là nền đất yếu. Ngoài ra, khu nhà lắp ghép lại được xây dựng trên nền đất có nhiều biến động làm cho hiện tượng lún tăng rõ rệt như khu Giảng Võ - Ngọc Khánh Ờ Thành Công...

Hình 2.1. Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, cho đến nay, những tòa nhà này đã bị biến dạng do nhu cầu sử dụng của người dân ở đây tăng (Nguồn: website

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)