Phân tích nợ quá hạn theo khả năng đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu giải pháp ngăn ngừa hạn chế và xử lí nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long, chi nhánh khánh hòa (Trang 72 - 77)

Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo khả năng đảm bảo tiền vay 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu S.tiền (trđ) % S.tiền (trđ) % S.tiền (trđ) % S.tiền (trđ) % S.tiền (trđ) % Bất động sản 7.432 70,50% 9.086 75% 11.906 82% 1.654 22,26% 2.820 31,04% Động sản 1.919 18,20% 1.817 15% 1.307 9% -102 -5,32% -510 -28,07% Giấy tờ cĩ giá (cp.sổ tk) 531 5,04% 727 6% 1.452 10% 196 36,91% 725 99,72% Tín chấp 660 6,26% 485 4% 145 1% -175 -26,52% -340 -70,10% Tổng 10.542 100% 12.115 100% 14.519 100% 1.573 14,92% 2.404 19,84%

Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn theo tài sản bảo đảm tiền vay giai đoạn 2009-2011

Tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu hiện nay là bất động sản. Tỷ lệ khoản nợ vay cĩ tài sản đảm bảo là bất động sản gia tăng . Năm 2009 là 7.432 triệu đồng, chiếm 70,05% tổng NQH, năm 2010 là 9.086 triệu đồng, chiếm 75%. So với năm 2009 thì năm 2010 NQH được đảm bảo bằng bất động sản tăng 1.654 triệu đồng, tương ứng tăng 22,26%. Sang năm 2011 là 11.906 triệu đồng, tăng 2.819 triệu đồng so với 2010 tương ứng tăng 31,04% Khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng thường quan tâm đến quyền sở hữu hợp pháp của các cá nhân hay doanh nghiệp đối với các tài sản như nhà, đất. hoặc thân nhân của người đi vay, hoặc bên bão lãnh. Tài sản đảm bảo được nhân viên tín dụng định giá lại sau đĩ mức cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy thường thì các khoản vay sẽ được đảm bảo, rủi ro mất vốn là tương đối nhỏ. Tuy nhiên bong bĩng BĐS phình ra hàng ngày to nên hiện nay các ngân hàng khơng mặn mà lắm với việc cho vay thế chấp bằng BĐS , thêm vào đĩ là tình trạng lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng bằng việc thế chấp sổ đỏ giả, vì thế ngân hàng cần phải cĩ biện pháp cụ thể để chủ động phịng tránh rủi ro.

Trong khi đĩ thì các khoản vay được đảm bảo bằng động sản và tín chấp cĩ tỷ lệ giảm mạnh, cụ thể nợ quá hạn được đảm bảo bằng hình thức tín chấp qua 3 năm lần

lượt là: 660 triệu đồng, 485 triệu đồng và 145 triệu đồng. Hầu hết các ngân hàng đều khơng mặn mà lắm với việc cho vay tín chấp vì đây là loại hình cho vay rủi ro cao nhưng lãi suất lại chỉ bằng với các sản phẩm cho vay khác. Trong tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp và cá nhân cĩ rất nhiều cách để làm “ đẹp” hồ sơ khi vay vốn, vì vậy ngân hàng phải thận trọng hơn trong khi xem xét tài sản đảm bảo khi cho vay, tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở xem xét cĩ cho vay hay khơng chứ chưa chắc là phương án kinh doanh hiệu quả.

2.3.3.5. Thực trạng cơng tác trích lập dự phịng và xử lí nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hịa

a) Thực trạng cơng tác trích lập dự phịng rủi ro

Dự phịng rủi ro ngày nay khơng thể thiếu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Để gĩp phần làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động kinh doanh với mơi trường an toàn lành mạnh, NHNN Việt Nam đã ban hành những văn bản quy định rõ ràng cụ thể về việc trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tại các NHTM.

Việc trích lập dự phịng gồm: dự phịng chung và dự phịng cụ thể tuân theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

Dự phịng chung chỉ trích lập vào quý IV khơng trích lập hàng quý như dự phịng cụ thể và trích lập bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhĩm 1 đến nhĩm 4. Dự phịng chung là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trong các trường hợp khĩ khăn về tài chính của chi nhánh khi chất lượng các khoản vay suy giảm.

Dự phịng cụ thể lần lượt trích lập 0%,5%, 20%,50% và 100% cho các khoản nợ từ nhĩm 1-5. Việc trích lập dự phịng được thực hiện vào hàng quý từ quý 1 đến quý 4 trong năm. Dựa theo dư nợ cuối mỗi quý với tỉ lệ trích lập dự phịng từng nhĩm nợ, riêng quý IV lấy dư nợ từng nhĩm vào 30/12. Dự phịng cụ thể được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng để dự phịng cho những tổn thất cĩ thể xảy ra.

Bảng 2.9 Tình hình trích lập dự phịng rủi ro của KienLong Bank chi nhánh Khánh Hịa qua 3 năm 2009- 2011

ĐVT: tr đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Dự phịng chung 1.581 1.817 2.173 246 16% 356 20% Dự phịng cụ thể 2.383 2.086 2.388 -296 -12% 301 14%

(Nguồn: Báo cáo tình hình trích lập dự phịng năm 2009-2011 của KienLong Bank Khánh Hịa)

Qua bảng, ta thấy tình hình quản lí nợ của chi nhánh là tương đối tốt. Cụ thể như sau:

 Dự phịng chung năm 2009 số tiền trích lập dự phịng là 1.581 triệu đồng. Năm 2010 số tiền này lên đến 1.817 triệu đồng, tăng 246 triệu đồng, tương ứng tăng 16% so với 2009.Năm 2011 là 2.173 triệu đồng, tăng 356 triệu đồng, tăng 20% so với 2010. Vì chi nhánh mới thành lập nên đã trích lập dự phịng rủi ro chung cho nhĩm nợ quá hạn theo đúng quy định của Hội sở chính ngân hàng Kiên Long. Nợ quá hạn qua 3 năm tăng nhưng khơng đáng kể nên tỉ lệ trích lập dự phịng chung của KienLong Bank Khánh Hịa cũng tăng theo tỉ lệ tương ứng.

 Dự phịng cụ thể năm 2009 là 2.383 triệu đồng, năm 2010 là 2.086 triệu đồng, năm 2011 là 2.388 triệu đồng. So với 2009 thì năm 2010 ngân hàng trích lập dự phịng cụ thể giảm đi 296 triệu đồng, tương ứng giảm 12%. Năm 2010 trích lập dự phịng giảm so với 2009 là do nợ xấu giảm, điển hình là nợ nhĩm 5 giảm đến 50% so với 2009. Năm 2011 tăng 301 triệu đồng , tương ứng tăng 14% so với 2010.

Nguồn dự phịng rủi ro lấy từ thu nhập của Ngân hàng. Các khoản cho vay khơng cĩ hiệu quả thì đồng nghĩa với việc thu nhập của Ngân hàng bị giảm và các

khoản chi phí cĩ khả năng tăng. Chính vì vậy ngân hàng nên xem xét cẩn thận, đưa ra quyết định đúng đắn để khơng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

b) Kết quả xử lí nợ tại KienLong Bank Khánh Hịa

Cơng tác xử lí nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu vào nợ nhĩm 3 đến nhĩm 5 ( nợ xấu). Sau khi xử lí nợ xấu được theo dõi ngoại bảng khơng thơng báo cho khách hàng biết và chi nhánh tích cực đơn đốc thu hồi nợ.

Bảng 2.10 Kết quả xử lí nợ tại KienLong Bank Khánh Hịa từ 2009-2011

ĐVT: tr đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Dư đầu kỳ 2.685 3.493 4.488 808 30% 995 28% Xử lí 1.056 1.974 2.356 918 87% 382 19% Thu hồi 248 979 1.976 731 295% 997 102% Tồn 3.493 4.488 4.868 995 28% 380 8%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KienLong Bank Khánh Hịa qua 3 năm )

Qua bảng trên ta thấy cơng tác xử lí cũng như thu hồi nợ của chi nhánh rất tốt.Đảm bảo nguồn thu cho chi nhánh, cũng như đạt yêu cầu mà Hội sở giao, đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu giải pháp ngăn ngừa hạn chế và xử lí nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long, chi nhánh khánh hòa (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)