Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh nghệ an (Trang 29 - 37)

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

1.2.2.5 Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

Nội dung quản lý thu thuế XNK là những hoạt động mà cơ quan Hải quan các cấp phải thực hiện trong quá trình thu thuế.

Gill B.S.G xác định nội dung cơ bản của quản lý thu thuế nói chung bao gồm:, 1) đăng ký thuế;, 2) dịch vụ đối tƣợng nộp thuế;, 3) xử lý các văn bản khai thuế và quyết toán thuế;, 4) thu thập thông tin về các giao dịch có khả năng chịu thuế,, 4) xử lý thông tin,, 5) phân tích rủi ro và lựa chọn các trƣờng hợp để thanh tra,, 6) thanh tra và điều tra thuế,, 7) thu nợ thuế,, 8) các vấn đề pháp lý và xét xử,, 9) phân tích tài chính các kết quả hoạt động thu thuế [36, tr.45].

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, OECD) cho rằng việc phân tích nội dung quản lý thu thuế là để xem xét phạm vi của sự thay đổi nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý thu thuế. Các hoạt động liên quan đến quản lý thu thuế theo OECD bao gồm 2 nhóm hoạt động chính [38, tr.15]:

- Các hoạt động xử lý giao dịch nhƣ đăng ký thuế, xử lý bản khai thuế, thu thập thông tin về các giao dịch có khả năng chịu thuế

- Các hoạt động đảm bảo sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhƣ các hoạt động giáo dục, tƣ vấn, kiểm toán, thanh tra, ngăn chặn

Theo luật quản lý thuế của Việt Nam, quản lý thu thuế nói chung hay quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng bao gồm các nội dung [23, tr.10]:, 1) quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế;, 2) quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;, 3) quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt;, 4) quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế;, 5) kiểm tra sau thông quan;, 6) cƣỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế;, 7) xử lý vi phạm pháp luật thuế và, 8) giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy đã xây dựng mô hình chuỗi giá trị thể hiện các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế nhƣ Hình 1.1 [27, tr.216].

Hoạt động hỗ trợ

- Dịch vụ nhân sự - Kiểm soát nội bộ - Quản lý tài chính - Quan hệ đối ngoại - Quản lý thông tin - Nghiên cứu và dự báo - Quản lý tài sản - Xây dựng cơ sở hạ tầng

Mục đích quản lý thu thuế Hoạt động chính Lập chiến lƣợc và chính sách quản lý thuế Lập dự toán thuế Tuyên truyền và hỗ trợ Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế Kiểm tra sau thông quan Thu nợ, cƣỡng chế thuế Xử lý khiếu nại (nếu có)

Hình 1.1: Mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thuế

Theo mô hình, hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế XNK cấp quốc gia bao gồm hai nhóm: hoạt động hỗ trợ và hoạt động chính. Trong đó, các hoạt động chính bao gồm:, 1) lập chiến lƣợc và các chính sách quản lý thu thuế XNK,, 2) lập dự toán thu thuế XNK,, 3) tuyên truyền và dịch vụ hỗ trợ tƣ vấn,, 4) quản lý đăng ký, kê khai hải quan và nộp thuế,, 5) Kiểm tra sau thông quan;, 6) thu nợ và cƣỡng chế thuế,, 7) xử lý khiếu nại và tố cáo, nếu có).

Tuy nhiên, quản lý thu thuế XNK ở cấp Tỉnh chỉ bao gồm sáu nội dung là, 1) Lập dự toán thu thuế XNK,, 2) Tuyên truyền và hỗ trợ tƣ vấn,, 3) Quản lý đăng ký, kê khai hải quan và nộp thuế,, 4) Kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm, 5) Cƣỡng chế thuế,, 6) Xử lý khiếu nại, tố cáo, nếu có). Do giới hạn nghiên cứu ở phạm vi cấp Tỉnh, đề tài chỉ tập trung phân tích sáu nội dung trên.

a. Lập dự toán thu thuế xuất nhập khẩu

Dự toán thu thuế XNK đƣợc lập dựa trên những cơ sở sau:

- Phân tích biến động kinh tế xã hội, sự thay đổi của chính sách thuế XNK, tình hình hoạt động trên thực tế của doanh nghiệp.

- Phân tích khả năng nguồn lực có thể huy động cho hoạt động quản lý thu thuế XNK

- Xác định khả năng thu thực tế của ngân sách vào những năm tiếp theo.

b. Tuyên truyền và hỗ trợ tƣ vấn

* Tuyên truyền

Mục tiêu:

- Tác động vào những hành vi tâm lý xã hội của DN, nâng cao đạo đức và tinh thần thuế, tăng cƣờng tính tự nguyện tuân thủ của DN.

- Giảm chi phí quản lý hành chính nhƣ các chi phí kiểm tra, cƣỡng chế thuế…

Các hình thức tuyên truyền:

- Đánh giá cao những doanh nghiệp làm đúng nghĩa vụ qua đó nâng cao tinh thần thuế và khuyến khích sự tuân thủ của các DN khác:

+ Tổ chức khen thƣởng bằng những hình thức khuyến khích DN

+ Hình thức cảm ơn nhƣ thƣ cảm ơn của cơ quan hải quan về sự hợp tác của DN - Sử dụng phần thƣởng cho việc tƣờng trình các giao dịch bằng tiền mặt: mục tiêu là tăng khả năng quan sát đƣợc của các giao dịch tiền mặt bằng cách thúc đẩy sự sẵn có của hồ sơ giao dịch của doanh nghiệp.

- Phát triển các chƣơng trình phổ biến qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng để giúp đối tƣợng nộp thuế hiểu các nghĩa vụ và quyền lợi của họ. Thúc đẩy sự công bằng trong đối xử là sự tác động tích cực đối với cộng đồng các doanh nghiệp.

* Hỗ trợ tư vấn

Dịch vụ hỗ trợ tƣ vấn là các dịch vụ thông tin mà cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế. Mục tiêu của dịch vụ hỗ trợ tƣ vấn:

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ thuế, đảm bảo cho họ có những kiến thức đầy đủ về thuế để tuân thủ.

- Giảm thiểu các chi phí không cần thiết do thiếu thông tin về thuế xuất nhập khẩu và quá trình tuân thủ

- Đảm bảo doanh nghiệp sẽ đƣợc đối xử công bằng và tôn trọng trong quá trình tuân thủ thuế, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

c. Quản lý đăng ký, kê khai hải quan và nộp thuế

* Quản lý đăng ký, kê khai hải quan

Quá trình quản lý đăng ký, kê khai hải quan diễn ra theo trình tự nhƣ sau: Tiếp nhận khai báo hải quan, Kiểm tra khai báo hải quan, Ấn định thuế, nếu có. Thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp tiền thuế, Hình 1.2).

Hình 1.2: Quy trình quản lý đăng ký, kê khai hải quan

(Nguồn: Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An, 2010) Bước 1: Tiếp nhận khai báo hải quan

Các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan thƣờng bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Sales contract); Hoá đơn thƣơng mại, Invoice); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, C/O - Certificate of Origin); Bảng kê chi tiết hàng hoá, Packing list); Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu, nếu có); tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu kê khai điện tử…

Theo quy định hiện hành, ngƣời nộp thuế có những trách nhiệm sau trong việc khai thuế đối với hàng hóa XNK:

- Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

- Tự xác định, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế đƣợc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo đúng

Quản lý đăng ký, kê khai hải quan

Tiếp nhận khai báo

Kiểm tra khai báo

Ấn định thuế (nếu có)

Thực hiện công tác kế toán

quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số tiền thuế của tờ khai hải quan.

Hiện nay, việc đăng ký hải quan đƣợc thực hiện thông qua phần mềm kê khai cài đặt tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự kê khai thông tin và nộp đăng ký mở tờ khai hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Kiểm tra khai báo hải quan

Sau khi doanh nghiệp tự kê khai và truyền tờ khai hải quan qua mạng internet, hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử sẽ tự động tiếp nhận, kiểm tra đăng ký của doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp chấp nhận đăng ký tờ khai, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp số Tờ khai hải quan điện tử, thực hiện phân luồng và phản hồi thông tin cho DN. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử sẽ dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá hàng nghìn thông tin liên quan đến doanh nghiệp, mặt hàng, tuyến đƣờng… để phân luồng tờ khai hải quan thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Với luồng xanh, tờ khai hải quan đƣợc xác nhận thông quan ngay không cần qua kiểm tra, kiểm hóa. Với luồng vàng, tờ khai hải quan sẽ đƣợc cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ chặt chẽ trƣớc khi xác nhận thông quan. Với luồng đỏ, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ mở tờ khai của doanh nghiệp và cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa. Mặc dù việc phân luồng do hệ thống quản lý rủi ro thực hiện, tuy nhiên lãnh đạo hải quan có quyền thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro xác định và chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra này.

Để DN hoàn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật, công chức hải quan có trách nhiệm hƣớng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế. Ngoài ra công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27, Luật Hải quan; Điều 8, 9, Luật Quản lý thuế; Điều 57, Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

Nội dung kiểm tra đăng ký hải quan bao gồm kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, số lƣợng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK, NK, chính sách thuế và các quy định khác của

pháp luật. kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan...

Bước 3: Ấn định thuế

Sau khi tờ khai hải quan đƣợc thông quan, cán bộ hải quan ban hành quyết định ấn định thuế quy định số thuế phải nộp cho lô hàng xuất/nhập khẩu của doanh nghiệp trong trƣờng hợp doanh nghiệp khai chƣa đúng, chƣa chính xác hay cố tình gian lận qua khai báo

Bước 4: Thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp thuế

Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của việc khai báo thuế của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan tiến hành nhập số liệu vào mạng theo dõi nợ và ban hành “chứng từ ghi số thuế phải thu”. Chứng từ này là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đồng thời là cơ sở để cán bộ Hải quan theo dõi việc chấp hành nộp thuế của doanh nghiệp.

* Quản lý nộp thuế

Mục tiêu: Kịp thời phát hiện và xử lý các đối tƣợng nộp thuế cố tình chây ỳ, nợ thuế và chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thu nộp NSNN, phù hợp với pháp luật về thuế. Xây dựng và thực hiện các phƣơng pháp, biện pháp theo dõi, đánh giá nợ thuế và thu nợ thuế phù hợp nhằm thu đủ số nợ thuế, nợ đọng, không để thất thu NSNN và bảo đảm công bằng xã hội.

Công tác thu nợ thuế phải bảo đảm xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng đối tƣợng nộp thuế cũng nhƣ xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của đối tƣợng nộp thuế, từ đó có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả, sử dụng một cách có hiệu quả các biện pháp thu nợ thuế với nguồn lực ít nhất thu đƣợc số nợ nhiều nhất cho NSNN.

Quá trình quản lý nộp thuế diễn ra theo trình tự nhƣ sau:

- Theo dõi quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp

- Tiếp nhận chứng từ nộp thuế của DN và tiến hành xóa nợ thuế cho DN trên hệ thống mạng quản lý nợ thuế

- Hợp tác với các Ngân hàng Thƣơng mại để quá trình nộp thuế của doanh nghiệp thuận lợi và nhanh chóng

d. Kiểm tra sau thông quan và xử lý vi phạm

* Kiểm tra sau thông quan

Mục đích: Kiểm tra sau thông quan nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai về hàng hoá, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của DN, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ƣu tiên trong quản lý của Hải quan đối với hàng hoá XNK của DN và xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tƣợng nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ vào kết quả kiểm tra sau thông quan cơ quan hải quan xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

Công tác kiểm tra sau thông quan đƣợc quy định cụ thể tại phần VI, Thông tƣ 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính, nay là phần VI, Thông tƣ 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.

* Xử lý vi phạm

Sau khi kiểm tra nếu phát hiện sai phạm, cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định ấn định thuế. Quyết định sẽ là căn cứ để DN nộp bổ sung thuế hoặc nộp phí phạt… Trong trƣờng hợp DN không chịu thi hành quyết định, cơ quan Hải quan sẽ chuyển hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền, Công an, Tòa án) để xử lý theo pháp luật.

e. Cƣỡng chế thuế

Tình hình nợ thuế bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn của danh nghiệp sẽ đƣợc cập nhật thƣờng xuyên trên hệ website của cơ quan Hải quan. Trong trƣờng hợp nợ quá hạn, doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế mới đƣợc tiếp tục làm các thủ tục hải quan khác. Nội dung cƣỡng chế thuế:

- Tiến hành tính phạt chậm nộp thuế nếu DN nộp trễ hạn so với thời hạn đã quy định trong các văn bản pháp luật

- Nếu DN cố ý chây ỳ không nộp thuế đúng thời hạn quy định thì tiến hành cƣỡng chế thuế

- Sử dụng các biện pháp đốc thúc thu hồi nợ đọng thuế nhƣ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác nhƣ Công an, Tòa án, các sở ban ngành… Tại Việt Nam, có rất nhiều loại hình kinh doanh XNK. Mỗi loại hình XNK đều có những đặc thù riêng cho nên việc quản lý nộp thuế, theo dõi nợ thuế và cƣỡng chế thuế đã có những chính sách quản lý thuế riêng. Ví dụ nhƣ đối với hàng nhập khẩu kinh doanh theo hợp đồng mua bán, đối tƣợng kinh doanh mặt hàng này phải làm nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho lô hàng. Để đối tƣợng nộp thuế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, chính sách thuế cho phép loại hình này đƣợc ân hạn thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày kê khai tính thuế với điều kiện đối tƣợng nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan, thƣờng là 365 ngày trƣớc đó. Sau thời gian trên nếu DN chƣa đóng thuế, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành tính phạt chậm nộp thuế với mức phạt là 0.05%/ngày/tổng số thuế phải nộp. Nếu quá 90 ngày tính từ ngày hết hạn nộp thuế nhƣng DN vẫn cố tình chây ỳ không nộp thuế thì cơ quan Hải quan tiến hành đƣa DN này vào tiêu chí theo dõi, đôn đốc nợ thuế thƣờng xuyên. Nếu xét thấy cần thiết, cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với các ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh nghệ an (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)