Trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc từ nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thông tin đƣợc xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đầu tiên, thông tin đƣợc tập hợp, chọn lọc, sắp xếp để làm rõ các mối liên hệ hoặc xu thế của sự vật. Nguồn thông tin thu thập đƣợc phân chia thành hai loại: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Những thông tin định lƣợng đƣợc mô tả thông qua phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp so sánh và có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng khác nhau nhƣ: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ. Cụ thể: bảng số liệu đƣợc sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện cùng một cấu trúc hay xu thế nhƣ tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Nghệ An, tổng hợp dự toán và quyết toán... Đối với số liệu so sánh, biểu đồ đƣợc lựa chọn để minh họa nhằm cung cấp cho ngƣời đọc hình ảnh trực quan về tƣơng quan giữa các sự vật đƣợc so sánh nhƣ kim ngạch xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An, thu từ thuế so với tổng thu NSNN giai đoạn 2009-2013...
Kết luận Chƣơng 2
Những phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn đƣợc dựa trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Khi phân tích những nội dung nghiên cứu, luận văn dựa vào các quan điểm, quy định pháp luật về quản lý thuế của Đảng và Nhà nƣớc. Ngoài ra, luận văn kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, luận giải, điều tra bảng hỏi… Nguồn thông tin đƣợc thu thập bao gồm cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp nhằm đảm bảo bao quát vấn đề nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH NGHỆ AN