1.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp
1.3.7. Phân tích chuỗi giá trị (Value Chain)
Giá trị của một doanh nghiệp tạo ra đƣợc đo bằng khối lƣợng mà ngƣời mua sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp có lãi nếu giá trị tạo ra nó lớn hơn chi phí. Để đạt đƣợc một lợi thế cạnh tranh, các bộ phận chức năng của doanh nghiệp hoặc phải tạo ra một giá trị với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, hoặc là phải làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra mức bán cao hơn trên trị trƣờng. Và nhƣ vậy có nghĩa là doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc chi phí thấp hơn hoặc chiến lƣợc khác biệt hoá sản phẩm.
Michael Porter đƣa ra khái niệm chuỗi giá trị (Value Chain) của doanh nghiệp nhƣ là một cách để làm lộ ra những khác biệt của nó quyết định lợi thế cạnh tranh. Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp gồm hai loại hoạt động tạo giá trị, đó là hoạt động chính và những hoạt động hỗ trợ. Những hoạt động chính tạo ra giá trị vật chất, tiếp thị và phân phối tới ngƣời mua, thực hiện dịch vụ hỗ trợ hoặc dịch vụ sau bán hàng. Những hoạt động hỗ trợ là: Chức năng quản lý vật tƣ, chức năng nghiên cứu và phát triển (R & D), chức năng quản lý nhân sự và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị mang tới cho chúng ta bức tranh tổng thể về hoạt động chính yếu cũng nhƣ hỗ trợ của Công ty, từ đó cho phép chúng ta thấy đƣợc những điểm chính yếu, những điểm mạnh mang tính cạnh tranh của Công ty.
Các hoạt động hỗ trợ
Cơ sở hạ tầng (cấu trúc và lãnh đạo)
Mục tiêu
Nguồn nhân lực
Nghiên cứu và phát triển Quản lý vật tƣ Các hoạt động chính Đầu vào Sản xuất, chế tạo Đầu ra Marketing & bán hàng Dịch vụ, hậu mãi chiến lƣợc
Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị
Nguồn: PGS.TS Lê Văn Tâm, “Quản trị chiến lược”.
Việc phân chia các họat động trong chuỗi giá trị tạo điều kiện kiểm tra chi phí và kết quả thực hiện trong từng hoạt động. Từ đó, nó giúp cho việc cải tiến từng hoạt động cũng nhƣ việc phối hợp chúng với nhau, thích ứng với chiến lƣợc nhằm tạo ra giá trị của từng sản phẩm cụ thể cũng nhƣ của cả doanh nghiệp. Đồng thời, qua thông tin tình báo thu thập đƣợc về các đối thủ cạnh tranh, ƣớc tính chi phí và kết quả của họ để có căn cứ so sánh với doanh nghiệp mình, tìm cách tạo ra giá trị vƣợt trội hơn đối thủ. Các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho các hoạt động chính đƣợc nêu cụ thể hơn nhƣ sau:
Chức năng quản lý vật tư: Kiểm soát sự lƣu chuyển vật tƣ qua chuỗi giá trị từ cung cấp để sản xuất và đi vào phân phối. Hiệu quả của việc lƣu chuyển này có thể tạo ra giá trị, góp phần kiểm soát chất lƣợng đầu vào trong quá trình chế tạo, kết quả là làm tăng chất lƣợng đầu ra, tạo điều kiện tăng giá bán.
Chức năng nghiên cứu và phát triển: Thực hiện việc phát triển các sản phẩm mới và các công nghệ chế tạo. Phát triển công nghệ có thể hạ thấp chi phí chế tạo, tạo ra các sản phẩm hấp dẫn hơn, có thể bán ở mức giá cao hơn.
Nhƣ vậy, nghiên cứu và phát triển có ảnh hƣởng đến các hoạt động chế tạo và Marketing.
Chức năng quản lý nguồn nhân lực: Đảm bảo Công ty có các kỹ năng phù hợp để làm tăng giá trị của mình một cách hiệu quả. Chức năng quản trị nguồn nhân lực cũng nhƣ thực hiện công việc nhằm đảm bảo con ngƣời đƣợc đào tạo, huấn luyện, động viên và thù lao một cách đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ làm tăng giá trị của họ.
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Có đặc tính hơi khác biệt với những hoạt động hỗ trợ khác. Cơ sở hạ tầng mà muốn nói đến bối cảnh diễn ra hoạt động tạo giá trị khác. Cơ sở hạ tầng bao gồm cấu trúc tổ chức, các hệ thống kiểm soát và văn hoá của Công ty. Do trong Công ty các nhà quản trị cấp cao có thể dùng ảnh hƣởng đáng kể của mình đến những điều này, họ cũng có thể xem nhƣ là một bộ phận của hạ tầng cơ sở Công ty. Thực vậy, các nhà quản trị có thể định hƣớng một cách có ý thức có sở hạ tầng của Công ty và qua nó thực hiện tất cả các hoạt động sáng tạo giá trị khác trong Công ty.
Để đạt đƣợc những mục tiêu tối cao về hiệu quả, chất lƣợng, đổi mới sản phẩm và thoả mãn khách hàng thì doanh nghiệp phải có những chiến lƣợc phối hợp một số hoạt động tạo giá trị khác biệt. Những mục tiêu này có thể xem nhƣ những mục tiêu chéo giữa các bộ phận tạo giá trị khác nhau của một doanh nghiệp (hình 1.6).
Chuỗi giá trị Mục tiêu các chức năng chéo Cơ sở hạ tầng Nhân lực R & D Quản lý vật tƣ Chế tạo Marketing
Hình 1.6: Sơ đồ các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị.
Nguồn: PGS.TS Lê Văn Tâm “Quản trị chiến lược”