Số lƣợng sản xuất thẻ thông minh của MKSmart

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược kinh doanh công nghệ thẻ tại Công ty cổ phần thông minh MK (Trang 85)

(Nguồn MK Smart, 2014)

Biểu đồ 3.7 cho thấy, số lƣợng sản xuất thẻ thông minh của MK Smart luôn tăng đột biến qua các năm. Điều này chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty và nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.

3.3. 2.2 Phân phối

Khi phân tích thị trƣờng kinh doanh các sản phẩm của MK Smart, Công ty cổ phần MK Smart đã xác định phủ sóng tất cả các thị trƣờng: Ngân hàng, trƣờng học, nhà máy, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện.

STT Tên mảng Đặc điểm

1 Mảng siêu thị (hàng tiêu dùng, thời trang, điện thoại, điện tử, máy tính, nội thất)

Nhu cầu chủ yếu là thẻ VIP, khách hàng thân thiết, thẻ cào, khuyến mại

2 Mảng trƣờng học (các trƣờng ĐH, cao đẳng, dạy nghề, các trƣờng tƣ, nƣớc ngoài)

Nhu cầu sd thẻ ID, thẻ nạp tiền, thẻ ƣu đãi (nhƣng chủ yếu theo mùa tuyển sinh)

3 Mảng TT thẩm mĩ, Spa, câu lạc bộ, hiệp hội

Hầu hết đều sử dụng thẻ VIP.

4 Mảng nhà hàng, quán cà phê

Có nhu cầu chủ yếu dùng thẻ VIP. Tuy nhiên do số lƣợng nhiều, phân tán nên các sales mới sẽ có kế hoạch và phân chia cụ thể nhằm khai thác hiệu quả mảng này.

5 Thẻ bảo hành, thẻ cào Đặc điểm chung của loại khách hàng này là lớn, đòi hỏi khắt khe, số lƣợng ít

6 Thẻ VIP, thẻ hội viên,… Đối tƣợng thƣờng là các nhà sản xuất lớn, kinh phí quảng cáo khuyến mãi lớn, thƣờng đƣợc đặt trong các chƣơng trình cụ thể. Muốn bán đƣợc hàng cho tập khách hàng này thì cần có liên lạc thƣờng xuyên, đôi khi phải gợi ý cho khách hàng về ý tƣởng của các chuơng trình

Đối với lĩnh vực viễn thông, ngoài thị trƣờng nội địa, MK Smart còn khai thác và đáp ứng nhu cầu của nhiều nhà mạng tại nƣớc ngoài. Với lợi thế sở hữu các chứng chỉ bảo mật tiêu chuẩn quốc tế nhƣ VISA, MasterCard và S.A.S của GSMA (chứng chỉ an ninh cao nhất dành cho các nhà sản xuất thẻ SIM), sản phẩm SIM của MK đã đƣợc đón nhận tại nhiều thị trƣờng nhƣ Lào, Cambodia, Nepal, Mozambique, Haiti, Peru...

3.3.3. Tài chính

Bảng 3.8: Tình hình tài chính của MK Smart

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng tài sản 234.633.177.672 228.011.596.502 218.258.196.170 2 Tổng nợ phải trả 91.926.840.987 81.650.385.046 64.269.146.756 3 Tài sản ngắn hạn 112.002.686.483 116.230.990.409 93.115.342.004 4 Nợ ngắn hạn 83.860.097.655 77.890.173.780 60.741.216.390 5 Doanh thu 146.838.993.793 143.477.825.953 165.483.291.509 6 Lợi nhuận trƣớc thuế 4.416.103.788 4.108.348.396 8.659.759.879 7 Lợi nhuận sau thuế 4.319.608.108 3.654.874.772 7.627.837.959

(Nguồn: MK Smart - năm 2014)

Các chỉ tiêu tài chính kế toán của MK Smart là rất tốt. Các chỉ số tăng trƣởng cho thấy khả năng duy trì vị trí kinh tế của công ty trong mức tăng trƣởng chung của nền kinh tế và của ngành. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẻ trong giai đoạn tới. Nhất là khi công ty đang tập trung nguồn lực để đầu tƣ cho hoạt động thẻ thông minh.

Qua phân tích tình hình kinh doanh thẻ có thể thấy, số lƣợng phát hành thẻ và doanh số phát sinh đều tăng nhanh, điều này cho thấy đây là một điểm mạnh đáng kể của MK Smart. Kinh doanh trong ngành có tốc độ tăng trƣởng rất cao, trong khi tốc độ của bản thân MK Smart còn cao hơn nhiều lần mức tăng của ngành chứng tỏ Doanh nghiệp đang rất có khả năng cạnh tranh, doanh thu đạt mức cao. Tuy nhiên MK Smart đang trong thời kỳ đầu tƣ mạnh cho hệ thống, trang thiết bị, nhà xƣởng nên lợi nhuận từ hoạt động này không ổn định, tình hình này nằm trong tầm kiểm soát của công ty và xu hƣớng chung là hoạt động kinh doanh thẻ viễn thông và thẻ ngân hàng vẫn có hiệu quả.

3.3..4. Sản xuất và tác nghiệp

Sản xuất thẻ công nghệ cao nhƣ thẻ thông minh (có gắn chíp), thẻ từ, thẻ cào, thẻ combi, thẻ mifare và sản xuất mẫu hoá đơn in sẵn. MK Smart sở hữu Nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Quang Minh - Mê Linh, Hà Nội và tại Khu Công nghệ Cao Tp. HCM tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

3.3..5 Quản trị chất lượng

Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng nhƣ:

ISO 9001: 2000

ISO 14000

3.3..6 Hệ thống thông tin và trình độ công nghệ

Thẻ thông minh là sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, đòi hỏi dây chuyền sản xuất công nghệ cao và hiện đại với yêu cầu đảm bảo chất lƣợng và bảo mật dữ liệu ngặt nghèo.

Thành phần chính của thẻ thông minh là thẻ nhựa kích thƣớc 85 mm x 54 mm x 0.76 mm đƣợc làm từ các vật liệu khác nhau ( PVC, PET, ABS…). Hai mặt thẻ đƣợc in sẵn bằng công nghệ in offset hoặc in lƣới với các tranh ảnh, chữ, logo công ty và thông tin cần thiết.

Công nghệ dùng cho hoạt động thẻ là công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ điện tử và công nghệ thông tin. Công ty cổ phần thông minh MK Smart đang có một đội ngũ nhân viên IT giỏi, trẻ và đầy nhiệt huyết, sẵn sàng tiếp thu công nghệ hiện đại. Các lập trình viên có thể tự viết chƣơng trình khi có phát sinh nhu cầu dịch vụ mới của khách hàng. Đây cũng là một điểm mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng.

Để việc giao dịch và đƣa các loại thẻ vào ứng dụng nhanh chóng đòi hỏi nhiều yếu tố trong đó có hai yếu tố quan trọng là con ngƣời và kỹ thuật. Thời gian qua, MK Smart đã phối hợp với các đối tác, đặc biệt là các ngân hàng không ngừng cải tiến, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hệ thống thiết bị.

3.3..7 Nghiên cứu và phát triển

MK Smart sở hữu hai Nhà máy sản xuất Thẻ và Biểu mẫu Vi tính liên tục đặt tại khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, MK Smart với tổng vốn đầu tƣ hơn 300 tỷ đồng.

3.3..8 Ma trận đánh giá nội bộ

Bảng 3.9: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ.

Stt Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức Độ

quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Điểm mạnh 1 Tiềm lực tài chính 0.1 3 0.3 2 Hiểu biết thị trƣờng và khách hàng 0.1 3 0.3 3 Trình độ công nghệ 0.11 3 0.33 4 Tinh thần nhân viên 0.1 3 0.3 5 Trình độ nhân viên 0.1 3 0.3

6 Hoạt động của hệ thống thông tin. 0.1 3 0.3 7 Chất lƣợng dịch vụ 0.1 3 0.3

Điểm yếu

1 Đa dạng hóa về sản phẩm thẻ. 0.06 2 0.12 2 Không có cơ cấu tổ chức rõ ràng 0.07 2 0.14 3 Không có năng lực nghiên cứu và

phát triển 0.06 2 0.12 4 Mạng lƣới hoạt động 0.05 1 0.05 5 Hoạt động Marketing 0.05 1 0.05 Tổng điểm 1,00 2.61

(Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia, 2014)

Nhận xét:

Từ bảng ma trận các yếu tố nội bộ, cho thấy số điểm quan trọng là 2,61 lớn hơn mức trung bình. Chứng tỏ MK SMart hơn mức trung bình về yếu tố nội bộ.

3.4. Phân tích môi trƣờng bên ngoài

3.4.1 Môi trường vĩ mô

Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ, yếu tố môi trƣờng quốc tế. Mỗi yếu tố môi trƣờng vĩ mô nói trên có thể ảnh hƣởng đến MK Smart một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.

3.4.1.1 Yếu tố chính phủ và chính trị

Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhà nƣớc không ngừng đƣợc chỉnh sửa, bổ sung, ban hành luật pháp mới để hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Công ty MK Smart luôn chủ động trong việc cập nhật và hệ thống hoá các văn bản pháp luật, tổ chức các đợt tập huấn định kỳ hoặc

đột xuất để phổ biến các văn bản, chế độ, chính sách mới của Nhà nƣớc và của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN).

Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO quan hệ rộng khắp với ngƣời nƣớc ngoài, Chỉ thị 20/2007/CT-TTG về việc trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; Quyết định về Séc, về nhờ thu hối phiếu qua ngƣời thu hộ, về thẻ ngân hàng.

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành quyết định số 1799/QĐ- NHNN phê duyệt kế hoạch triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt.

NHNN là đơn vị quan trọng trong việc yêu cầu các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện kết nối hoạt động thanh toán qua thẻ ATM và triển khai hệ thống thanh toán liên Ngân hàng.

Theo quyết định của Thủ tƣớng, từ ngày 1/1/2008 lƣơng của cán bộ công chức, viên chức đƣợc trả qua tài khoản. Đây là cơ hội để các Ngân hàng mở đƣợc các tài khoản thẻ với số lƣợng lớn và cũng là cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần Thông minh MK trên con đƣờng kinh doanh công nghệ thẻ ngân hàng.

3.4.1.2 Yếu tố kinh tế

Những yếu tố không thuận lợi từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh; Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trƣởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lƣợc gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cƣờng

quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2013 ƣớc tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trƣởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhƣng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nƣớc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành , các cấp thực hiện ƣu tiên kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp đƣợc Chính phủ ban hành.

Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trƣớc, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trƣớc, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.

Nhƣ vậy mức tăng trƣởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lƣu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhƣng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trƣớc cũng là yếu tố tích

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tƣơng ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).

Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.

Tình trạng khủng hoảng kinh tế tạm thời đƣợc cải thiện, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trƣờng tiếp tục sôi động trở lại, nhiều lĩnh vực sản xuất tăng cao so cùng năm trƣớc; các hoạt động sản xuất khu vực nông nghiệp có mức phục hồi trở lại, tạo điều kiện cho khu vực Công nghiệp phát triển sản xuất, đạt mức tăng trƣởng cao, các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tăng sức mua của xã hội; văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội đƣợc tập trung đầu tƣ; trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh đều đƣợc đảm bảo.

Biểu đồ 3.8: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam năm 2010-2013

Trong tình hình kinh tế đang dần phục hồi nhƣ hiện nay, đặc biệt kinh doanh dịch vụ và bán lẻ, cùng với chính sách trả lƣơng và thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ, đây là cơ hội tốt cho kinh doanh thẻ ngân hàng phát triển, một con đƣờng, hƣớng đi hấp dẫn.

3.4.1.3.Yếu tố xã hội

a) Dân số.

Dân số trung bình cả nƣớc năm 2013 ƣớc tính 89,71 triệu ngƣời, tăng 1,05% so với năm 2012, bao gồm: Dân số nam 44,38 triệu ngƣời, chiếm 49,47% tổng dân số cả nƣớc, tăng 1,08%; dân số nữ 45,33 triệu ngƣời, chiếm 50,53%, tăng 1,03%. Trong tổng dân số cả nƣớc năm nay, dân số khu vực thành thị là 29,03 triệu ngƣời, chiếm 32,36% tổng dân số, tăng 2,38% so với năm trƣớc; dân số khu vực nông thôn là 60,68 triệu ngƣời, chiếm 67,64%, tăng 0,43%.

Tổng tỷ suất sinh năm 2013 đạt 2,10 con/phụ nữ, tăng so với mức 2,05 con/phụ nữ của năm 2012. Tỷ số giới tính của dân số đạt 97,91 nam/100 nữ, tăng so với mức 97,86 nam/100 nữ của năm 2012. Tỷ suất sinh thô đạt 17,05 trẻ sinh ra sống trên 1000 ngƣời dân. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh duy trì ở mức khá cao với 113,8 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 112,3 bé trai/100 bé gái của năm 2012. Tỷ suất chết thô năm 2013 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dƣới 1 tuổi là 15,3‰; tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi là 23,0‰. Tỷ suất chết tiếp tục ở mức thấp, thể hiện rõ hiệu quả của chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho ngƣời dân nói chung trong năm qua.

b) Lao động, việc làm

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ƣớc tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu ngƣời, tăng 864,3 nghìn ngƣời so với cùng thời điểm năm trƣớc, trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lƣợng lao

tăng 409,2 nghìn ngƣời so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 ƣớc tính 52,40 triệu ngƣời, tăng 1,36% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trƣớc; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 ƣớc tính 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực nông thôn 28,6% (Năm 2012 các tỷ lệ tƣơng ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%).

Sự ổn định về dân số, đặc biệt là gia tăng tỉ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động, kết hợp với các chính sách hạn chế giao dịch bằng tiền mặt sẽ tạo thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược kinh doanh công nghệ thẻ tại Công ty cổ phần thông minh MK (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)