Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược kinh doanh công nghệ thẻ tại Công ty cổ phần thông minh MK (Trang 89)

Stt Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức Độ

quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Điểm mạnh 1 Tiềm lực tài chính 0.1 3 0.3 2 Hiểu biết thị trƣờng và khách hàng 0.1 3 0.3 3 Trình độ công nghệ 0.11 3 0.33 4 Tinh thần nhân viên 0.1 3 0.3 5 Trình độ nhân viên 0.1 3 0.3

6 Hoạt động của hệ thống thông tin. 0.1 3 0.3 7 Chất lƣợng dịch vụ 0.1 3 0.3

Điểm yếu

1 Đa dạng hóa về sản phẩm thẻ. 0.06 2 0.12 2 Không có cơ cấu tổ chức rõ ràng 0.07 2 0.14 3 Không có năng lực nghiên cứu và

phát triển 0.06 2 0.12 4 Mạng lƣới hoạt động 0.05 1 0.05 5 Hoạt động Marketing 0.05 1 0.05 Tổng điểm 1,00 2.61

(Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia, 2014)

Nhận xét:

Từ bảng ma trận các yếu tố nội bộ, cho thấy số điểm quan trọng là 2,61 lớn hơn mức trung bình. Chứng tỏ MK SMart hơn mức trung bình về yếu tố nội bộ.

3.4. Phân tích môi trƣờng bên ngoài

3.4.1 Môi trường vĩ mô

Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ, yếu tố môi trƣờng quốc tế. Mỗi yếu tố môi trƣờng vĩ mô nói trên có thể ảnh hƣởng đến MK Smart một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.

3.4.1.1 Yếu tố chính phủ và chính trị

Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhà nƣớc không ngừng đƣợc chỉnh sửa, bổ sung, ban hành luật pháp mới để hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Công ty MK Smart luôn chủ động trong việc cập nhật và hệ thống hoá các văn bản pháp luật, tổ chức các đợt tập huấn định kỳ hoặc

đột xuất để phổ biến các văn bản, chế độ, chính sách mới của Nhà nƣớc và của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN).

Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO quan hệ rộng khắp với ngƣời nƣớc ngoài, Chỉ thị 20/2007/CT-TTG về việc trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; Quyết định về Séc, về nhờ thu hối phiếu qua ngƣời thu hộ, về thẻ ngân hàng.

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành quyết định số 1799/QĐ- NHNN phê duyệt kế hoạch triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt.

NHNN là đơn vị quan trọng trong việc yêu cầu các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện kết nối hoạt động thanh toán qua thẻ ATM và triển khai hệ thống thanh toán liên Ngân hàng.

Theo quyết định của Thủ tƣớng, từ ngày 1/1/2008 lƣơng của cán bộ công chức, viên chức đƣợc trả qua tài khoản. Đây là cơ hội để các Ngân hàng mở đƣợc các tài khoản thẻ với số lƣợng lớn và cũng là cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần Thông minh MK trên con đƣờng kinh doanh công nghệ thẻ ngân hàng.

3.4.1.2 Yếu tố kinh tế

Những yếu tố không thuận lợi từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh; Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trƣởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lƣợc gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cƣờng

quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2013 ƣớc tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trƣởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhƣng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nƣớc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành , các cấp thực hiện ƣu tiên kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp đƣợc Chính phủ ban hành.

Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trƣớc, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trƣớc, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.

Nhƣ vậy mức tăng trƣởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lƣu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhƣng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trƣớc cũng là yếu tố tích

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tƣơng ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).

Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.

Tình trạng khủng hoảng kinh tế tạm thời đƣợc cải thiện, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trƣờng tiếp tục sôi động trở lại, nhiều lĩnh vực sản xuất tăng cao so cùng năm trƣớc; các hoạt động sản xuất khu vực nông nghiệp có mức phục hồi trở lại, tạo điều kiện cho khu vực Công nghiệp phát triển sản xuất, đạt mức tăng trƣởng cao, các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tăng sức mua của xã hội; văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội đƣợc tập trung đầu tƣ; trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh đều đƣợc đảm bảo.

Biểu đồ 3.8: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam năm 2010-2013

Trong tình hình kinh tế đang dần phục hồi nhƣ hiện nay, đặc biệt kinh doanh dịch vụ và bán lẻ, cùng với chính sách trả lƣơng và thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ, đây là cơ hội tốt cho kinh doanh thẻ ngân hàng phát triển, một con đƣờng, hƣớng đi hấp dẫn.

3.4.1.3.Yếu tố xã hội

a) Dân số.

Dân số trung bình cả nƣớc năm 2013 ƣớc tính 89,71 triệu ngƣời, tăng 1,05% so với năm 2012, bao gồm: Dân số nam 44,38 triệu ngƣời, chiếm 49,47% tổng dân số cả nƣớc, tăng 1,08%; dân số nữ 45,33 triệu ngƣời, chiếm 50,53%, tăng 1,03%. Trong tổng dân số cả nƣớc năm nay, dân số khu vực thành thị là 29,03 triệu ngƣời, chiếm 32,36% tổng dân số, tăng 2,38% so với năm trƣớc; dân số khu vực nông thôn là 60,68 triệu ngƣời, chiếm 67,64%, tăng 0,43%.

Tổng tỷ suất sinh năm 2013 đạt 2,10 con/phụ nữ, tăng so với mức 2,05 con/phụ nữ của năm 2012. Tỷ số giới tính của dân số đạt 97,91 nam/100 nữ, tăng so với mức 97,86 nam/100 nữ của năm 2012. Tỷ suất sinh thô đạt 17,05 trẻ sinh ra sống trên 1000 ngƣời dân. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh duy trì ở mức khá cao với 113,8 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 112,3 bé trai/100 bé gái của năm 2012. Tỷ suất chết thô năm 2013 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dƣới 1 tuổi là 15,3‰; tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi là 23,0‰. Tỷ suất chết tiếp tục ở mức thấp, thể hiện rõ hiệu quả của chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho ngƣời dân nói chung trong năm qua.

b) Lao động, việc làm

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ƣớc tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu ngƣời, tăng 864,3 nghìn ngƣời so với cùng thời điểm năm trƣớc, trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lƣợng lao

tăng 409,2 nghìn ngƣời so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 ƣớc tính 52,40 triệu ngƣời, tăng 1,36% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trƣớc; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 ƣớc tính 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực nông thôn 28,6% (Năm 2012 các tỷ lệ tƣơng ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%).

Sự ổn định về dân số, đặc biệt là gia tăng tỉ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động, kết hợp với các chính sách hạn chế giao dịch bằng tiền mặt sẽ tạo thị trƣờng tiềm năng cho ngành sản xuất và kinh doanh thẻ nói chung và Công ty MK Smart nói riêng.

3.4.1.4 Yếu tố tự nhiên

Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trƣờng, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nƣớc đƣợc xếp hạng. Các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lƣợng không khí thấp và ảnh hƣởng nhiều nhất đến sức khỏe.

Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trƣờng thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thƣờng niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hƣởng của chất lƣợng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sức

khỏe đứng vị trí 77; về chất lƣợng nƣớc Việt Nam đƣợc xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trƣờng Việt Nam hiện nay.

3.4.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ vũ bão, đem lại cơ hội lẫn thách thức cho các tổ chức, ngày càng có nhiều cơ quan, doanh nghiệp chuyển từ việc chấm công thủ công sang nhận dạng điện tử. chuyển từ phƣơng thức thanh toán tiền mặt sang phƣơng thức thanh toán qua ngân hàng. Có thể nói việc dùng các loại thẻ thông minh ngày càng trở nên thông dụng. Các công ty, đặc biệt là khối tài chính ngân hàng không ngừng đầu tƣ các loại máy móc hiện đại hỗ trợ nhận dạng và thanh toán qua thẻ . Vấn đề bảo mật thông tin ngày càng đƣợc chú trọng, những công nghệ trong thẻ ATM nhƣ thẻ từ, thẻ chíp,.. có ƣu điểm nhanh gọn, an toàn, tuổi thọ cao, giúp khách hàng yên tâm trong thanh toán, những sản phẩm thanh toán nào càng hiệu quả và an toàn thì càng đƣợc nhiều khách hành sử dụng. Đây là điều kiện thuận lợi, là nhân tố đòn bẩy mà Công ty Cổ phần Thông minh MK có thể tận dụng để mở rộng thị trƣờng trong tƣơng lai.

3.4.2. Môi trường vi mô

3.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Theo thống kê trên thị trƣờng kinh doanh thẻ ngân hàng, tính đến ngày 31/12/2013 đã có một số công ty, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này có số lƣợng phát hành cũng rất lớn với nhiều loại thẻ khác nhau, gồm :

a) Công ty Điện tử Tin học Hoá chất - Bộ Quốc phòng; Tên giao dịch quốc tế: ELECTRONICS INFORMATICS CHEMICAL COMPANY (ELINCO).

Điện thoại: 84.4 38350021; 069.556446; Fax: 84.4 38354436; Email: elinco@elinco.com.vn

Trụ sở làm việc của các đơn vị thành viên tại: Số 19 - Phố Hoàng Sâm - Quận Cầu Giấy – Hà nội.

Văn phòng đại diện phía Nam tại: Số 83 - Đƣờng Cộng Hoà - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: 069.662025

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty Đại tá Đỗ Quang Tảo. Elinco có xây dựng Nhà máy sản xuất thẻ thông minh sinh trắc học quy mô và tiên tiến nhất Việt Nam tại Khu Công nghiệp Quang Minh -Vĩnh Phúc và có khả năng cung cấp ra thị trƣờng các loại thẻ và các dịch vụ:

 Hoạt động kinh doanh các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, hoá chất.  Sản xuất lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh điện, điện tử, công nghệ thông

tin, viễn thông, Internet, các loại thẻ, thiết bị bảo mật an ninh, vật liệu hoá chất, vật liệu điện, vật liệu phi kim loại, composite, kết cấu thiết công nghiệp, dân dụng, mạ kim loại.

 Khảo sát thiết kế tƣ vấn trong lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin hoá chất, kết cấu thép công nghiệp

 Xây lắp các công trình thiết bị điện, điện tử, viễn thông công nghệ thông tin, lƣới điện và trạm biến áp, nƣớc sinh hoạt và công nghiệp, hầm ngầm, văn hoá, chống thấm, chống dột.

 Xuất nhập khẩu thiết bị vật tƣ, nguyên liệu điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin hoá chất phục vụ sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ của công ty.

 Khai thác và chế biến khoáng sản.

 Sản xuất thi công xây dựng cầu bằng kết cấu thép

 Tƣ vấn thiết kế, cung cấp sản xuất thiết bị chống sét và thi công các hệ thống chống sét.

 Tƣ vấn thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công các hệ thống bảo mật, camera giám sát, âm thanh thông báo.

 Tƣ vấn thiết kế, sản xuất in ấn và in bảo mật.

 Khảo sát, tƣ vấn, thiết kế, kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm.  Đại lý bán hàng hóa trong hoạt động của công ty. Tƣ vấn dự án, cung

cấp các gói phần mềm, giải pháp, giải pháp, phần cứng, phần mềm.  Vật liệu hoá chất.

 Xuất nhập khẩu.

 Các dịch vụ khách hàng: Đào tạo, bảo hành, bảo trì.  Kinh doanh Bất động sản.

 Buôn bán máy móc thiết bị phụ tùng y tế.  Buôn bán ô tô và xe có động cơ khác.

* Điểm mạnh:

Hệ thống kinh doanh đa dạng, độc quyền kinh doanh một số mặt hàng liên quan đến Bộ Quốc phòng nên có thể mang tính chất độc quyền.

Sản phẩm và dịch vụ đa dạng và an toàn.

Có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn giỏi.

Đƣợc rất nhều khách hàng hài lòng vì có các sản phẩm và dịch vụ đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược kinh doanh công nghệ thẻ tại Công ty cổ phần thông minh MK (Trang 89)