(1000 tấn) 2002 (1000 tấn) 2003 (1000 tấn) So sánh (%) 02/01 03/02 BQ Châu Phi 47.530 48.465 48.685 101,97 100,45 101,21 Bắc Mỹ 53.650 56.172 55.937 104,70 99,58 102,11 Nam Mỹ 19.175 20.267 20.269 105,69 100,01 102,81 Châu Á 557.914 595.319 618.058 106,70 103,82 105,25 Châu Âu 94.672 91.970 95.845 97,15 104,21 100,62
Châu Đại Dương 3.461 3.400 3.410 98,24 100,29 99,26
Toàn thế giới 776.403 815.593 842.204 105,05 103,26 104,15
Nguồn: Production yearbook.Vol.57-2003.
* Tiêu thụ
Nhu cầu về rau có xu hướng tăng lên theo nhu cầu của người tiêu dùng. Tại các nước phát triển nhu cầu rau rất cao. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2010, nhu cầu rau quả thế giới tăng 3,6% hàng năm và cứ tăng 1% thu nhập thì nhu cầu về rau quả tăng 0,8%.
- Inđônêxia mức tiêu dùng rau rất thấp chỉ đạt 22 kg/người/năm. - Ấn Độ mức tiêu dùng rau là 54 kg/người/năm.
- Thái Lan có mức rau bình quân đầu người là 53 kg/người/năm.
Một số nước khác có mức dùng rau cao hơn như Đài Loan 115 kg/người/năm, Hàn Quốc 229 kg/người/năm. Lượng rau tiêu dùng được trao đổi giữa các nước rất lớn. Mức độ tiêu dùng rau ở các nước rất khác nhau do nhiều nguyên nhân:
- Điều kiện sản xuất rau có những khó khăn như: đất trồng rau, khí hậu thời tiết, tập quán và kỹ thuật canh tác.
- Tập quán tiêu dùng như người đạo Hồi thường ít dùng rau làm thực phẩm. - Những thay đổi về quan niệm dinh dưỡng: Từ ăn nhiều trên 100 kg/người/năm đến vừa phải 80 – 85 kg/người/năm.
Hoa Kỳ là nước xuất nhập khẩu rau quả lớn của thế giới. Nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ tăng từ 6,7 tỷ USD năm 1990 lên 10,8 tỷ USD năm 2001. Các nước trong cộng đồng Châu Âu tăng nhẹ khoảng 36 tỷ USD. Đức trong thời gian dài là nước nhập khẩu quan trọng nhất của thị trường Châu Âu, năm 2001 chiếm khoảng 12% lượng rau, quả nhập khẩu của thế giới. Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỷ USD rau, quả vào năm 2001. Năm 2001, Hoa Kỳ cũng xuất khẩu khoảng 1,1 tỷ
USD rau quả tươi vào thị trường Châu Âu. Trung quốc trở thành người đứng đầu cung cấp rau quả tươi cho Nhật Bản chiếm tới 57% thị phần rau quả.
Năm 2001, nước xuất khẩu rau lớn nhất là Trung Quốc 84.588.000 USD với khối lượng 370.498 tấn rau các loại. Nước xuất khẩu rau ít nhất là états – unis Amerique là 2000 USD với 223,56 tấn. Nước nhập khẩu rau lớn nhất là Hồng Kông 298.820 tấn tương đương 74.787.000 USD, thứ hai là Pháp 127.658 tấn tương đương với 77.755.000 USD, thứ ba là Nhật Bản 99.582 tấn tương đương với 76.363.000 USD, nước nhập khẩu thấp nhất là Dominique là 4 tấn tương đương với 5000 USD.
2.2.1.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
*) Sản xuất
Tình hình sản xuất rau ở nước ta vẫn theo tập quán sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất lâu năm để lại, công cụ sản xuất chưa hiện đại. Những năm gần đây cùng với sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì ngành trồng trọt nói chung ngành sản xuất rau nói riêng có những thay đổi đáng kể cả về diện tích, năng suất, sản lượng cụ thể tính đến năm 2005 tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,1 nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn ha (tốc độ tăng bình quân 6,68%/năm), sản lượng tăng 3848,1 nghìn tấn (tốc độ tăng bình quân 10,73%/năm).
Vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) chiếm 27,56% về diện tích và 29,6% về sản lượng cả nước, tiếp đến là Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 21,60% về diện tích và 28,3% về sản lượng rau cả nước. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, rau đậu... phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng.