Một số đặc trưng cơ bản của 5 chợ bán rau trên địa bàn thành phố Thái Bình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ BÁN RAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 73 - 82)

Các đặc trưng Chợ Bồ Xuyên Chợ Quang Trung Chợ Đề Thám I Chợ Đậu Chợ Tiền Phong 1. Thời gian thành lập 2000 2008 1991 1982 2004

2. Địa điểm Phường Bồ Xuyên Phường Quang

Trung Phường Đề Thám Phường Đề Thám

Phường Tiền Phong

3. Hàng hóa chính Rau và hàng hóa tổng hợp Rau và hàng hóa tổng hợp Rau và hàng hóa tổng hợp Rau và hàng hóa tổng hợp Rau và hàng hóa tổng hợp 4. Diện tích 2653 m2 8435 m2 4150m2 2000 m2 1665 m2

5. Diện tích bán rau quả 998,2 m2 341,12 m2 478,85 m2 297,56 m2 411,12 m2

6. Loại chợ Bán kiên cố Kiên cố Bán kiên cố Bán kiên cố Bán kiên cố

7. Thời gian họp Ban ngày (6-19h) Ban ngày (6-19h) Ban ngày (6-

19h) Ban ngày (6-19h) Ban ngày (6-19h)

Chợ đêm (1-5h) Chợ phiên (12 lần/tháng)

8. Hình thức quản lý Ban quản lý Doanh nghiệp Ban quản lý Ban quản lý Tổ quản lý

Bảng 4.6 cho biết: chợ hình thành sớm nhất vào năm 1982 là chợ Đậu, muộn nhất vào năm 2008 là chợ Quang Trung. Tất cả các chợ này đều kinh doanh rau và các hàng hóa tổng hợp khác. Đi sâu vào đặc điểm của từng chợ chúng tôi thấy:

* Chợ Đậu là chợ cổ truyền của thành phố Thái Bình có từ năm 1982 nhưng là chợ tạm. Chợ được nâng cấp, sửa chữa vào tháng 1/2005 và đưa vào hoạt động tháng 6/2005.

Chợ có diện tích 2000 m2 trong đó diện tích xây dựng là 467,53 m2. Chợ có 60 hộ kinh doanh thường xuyên. Chợ có 2 cổng nằm ở đường Lý Bôn và đường Phù Nghĩa. Chợ tuy nhỏ nhưng lượng rau tiêu thụ bình quân 1 ngày của chợ lại lớn do chợ kinh doanh chủ yếu các mặt hàng: hàng thịt, hàng cá, rau quả. Ngoài ra còn có các mặt hàng như hàng khô, hàng quần áo, hàng ăn… nhưng rất ít. Rau được bán ở trong chợ và được bán nhiều ở đường Phù Nghĩa khu vực ngoài chợ.

Đặc biệt chợ Đậu còn duy trì chợ phiên (12 phiên chợ/tháng) họp vào các ngày 1, 4, 7, 9, 11, 14, 17, 19, 21, 24, 27, 29 âm lịch. Chợ phiên hoạt động rất sôi động, các mặt hàng phong phú hơn. Chợ phiên bán cây con giống, đồ gia dụng, quần áo là chủ yếu, họp từ 6 – 11 giờ sáng. Đây là hoạt động rất đặc sắc cần được duy trì. Các ngày còn lại trong tháng chợ hoạt động cả ngày nhưng sầm uất là vào 8 – 10 giờ sáng và 4 – 6 giờ chiều lúc mọi người đi làm về do chợ phục vụ chủ yếu cho người dân ở gần chợ. Chợ được xếp loại chợ bán kiên cố.

Hiện nay, chợ do phường Trần Lãm quản lý.

* Chợ Quang Trung nằm trên địa bàn phường Quang Trung. Chợ có tổng diện tích 8435 m2, có 400 hộ kinh doanh trong đó số hộ kinh doanh thường xuyên là 350 hộ. Chợ được xếp loại chợ kiên cố.

Chợ nằm ở khu vực đông dân cư, mặt khác lại gần trường cao đẳng, trung cấp như trường Cao đẳng Sư phạm, trường Trung cấp Mầm non, Trung cấp Y, lượng học sinh, sinh viên đến chợ mua sắm đông nên chợ rất sầm uất. Bên cạnh đó, chợ được quản lý theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ, chợ hoạt động rất hiệu quả. Do đó, tuy mới được thành lập vào tháng 1/2008 nhưng chợ phát triển rất nhanh.

* Chợ Bồ Xuyên là chợ bán kiên cố với diện tích 2653 m2 trong đó diện tích xây dựng là 846 m2. Chợ Bồ Xuyên có 205 hộ kinh doanh trong đó số hộ kinh doanh thường xuyên là 100 hộ. Chợ chủ yếu bán các loại rau quả, hàng khô, hàng thịt, cá. Bên ngoài khuôn viên chợ Bồ Xuyên từ lâu tồn tại chợ rau hoạt động vào ban đêm từ 1 – 5 giờ sáng ở phía đường Đặng Nghiễm gần ngã tư giao cắt giữa đường Lê Quý Đôn và đường Trần Thánh Tông. Chợ rau này được hình thành tự phát không có quy hoạch song đây là chợ bán buôn rau, có khối lượng hàng tiêu thụ lớn, cung cấp rau xanh từ các xã gần trung tâm thành phố cho các chợ bán rau ở thành phố Thái Bình.

Hoạt động bán lẻ diễn ra trong chợ đông nhất vào lúc 8 – 9 giờ sáng, 5 – 6 giờ chiều. Hiện nay chợ do phường Bồ Xuyên quản lý.

* Chợ Tiền Phong được thành lập vào năm 2004 với diện tích 1665 m2. Chợ nằm trên đường Nguyễn Thái Học gần ngã tư giữa các đường Phạm Hồng Thái, Hùng Vương. Chợ được xếp loại chợ kiên cố, có thể đảm bảo cho 110 hộ kinh doanh nhưng hiện nay chợ chỉ có 26 hộ kinh doanh thường xuyên. Chợ hoạt động kém nhưng cán bộ quản lý chợ Tiền Phong vẫn cố gắng tạo mọi điều kiện cho nhân dân tham gia kinh doanh. Tuy thời gian họp chợ là từ 6 – 19 giờ nhưng đông nhất là vào lúc 4 - 6 giờ chiều. Rau chủ yếu là do những người bán rong bán ở ngoài khuôn viên chợ. Số người bán rau ở trong chợ rất ít. Những người quản lý đã có những hình thức đưa những người bán rau vào trong chợ nhưng lượng người bán tăng rất ít. Đa số họ di chuyển đi nơi khác bán hàng. Việc vận động những người bán rong vào trong chợ đang là vấn đề băn khoăn cần giải quyết. * Chợ Đề Thám I là một trong những chợ lớn trên địa bàn thành phố Thái Bình với diện tích 4150 m2 và 413 hộ kinh doanh trong đó có 320 hộ kinh doanh thường xuyên. Các sản phẩm kinh doanh của chợ rất phong phú như hàng vải, hoa quả, hàng thịt, hàng khô, hải sản. Nằm ở khu vực đông dân cư, nằm ở đường Lê Quý Đôn đông người qua lại nên những năm qua chợ Đề Thám I phát triển rất nhanh, trở thành khu kinh doanh sầm uất. Chợ hoạt động cả ngày, đông nhất là vào lúc 8 -10 giờ sáng và 3 – 5 giờ chiều. Rau ở chợ chủ yếu là do người bán lẻ nhập rau ở chợ Bồ Xuyên lúc sáng sớm đem về bán. Ngoài ra còn có một số người sản xuất trực tiếp mang hàng rau đến bán cho người tiêu dùng. Số lượng người bán rau quả chiếm 35% tổng số người bán của chợ. Hiện nay chợ do ban quản lý phường Đề Thám quản lý.

4.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý chợ

Qua điều tra 5 chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình, chúng tôi thấy chợ Quang Trung được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ, 3 chợ Bồ Xuyên, chợ Đề Thám I, chợ Đậu được tổ chức theo hình thức BQL, chợ Tiền Phong tuy được xây dựng khá khang trang nhưng hiện tại do một tổ quản lý do chợ xây dựng không phù hợp nên không thu hút được các doanh nghiệp vào kinh doanh khai thác chợ. Chợ Tiền Phong hiện tại do một nhóm gồm 5 người tự phân công nhau trực và quản lý thu lệ phí chợ, không phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của chợ. Thành phố cần nhanh chóng tổ chức quản lý chợ theo một mô hình nhất định.

Xem xét cụ thể 2 mô hình tổ chức, quản lý chợ chủ yếu chúng tôi thấy như sau: *) Cơ cấu tổ chức và sắp xếp các ngành hàng của chợ theo mô hình BQL

Có 3 chợ (chợ Bồ Xuyên, chợ Đậu, chợ Đề Thám I) được tổ chức theo hình thức BQL, cơ cấu tổ chức đơn giản. BQL chợ chỉ từ 7 đến 12 người.

Cơ cấu tổ chức của mô hình quản lý này được thể hiện qua sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý

Với cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo hình thức này thì BQL bao quát hoạt động chung của chợ, điều hành tất cả các hoạt động của chợ, hướng dẫn, tổ chức sắp xếp những người muốn đăng ký kinh doanh trong chợ. Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của chợ là trưởng BQL. Cùng điều hành hoạt động với trưởng BQL là phó ban, chịu trách nhiệm thu tiền những người bán cố định. Tiếp đó là bộ phận tổng hợp gồm 5 đến 7 người. Do ít người nên bộ phận tổng hợp đảm đương nhiều việc bao gồm: quản lý ngành hàng, đảm bảo an ninh, tổ chức các dịch vụ trong chợ và thu tiền những người bán hàng không thường xuyên. Giữa họ không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng mà thay nhau làm các công việc hàng ngày trong công tác quản lý chợ.

Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong BQL chợ được thể hiện qua bảng 4.7:

Ban quản lý chợ (Trưởng ban + Phó ban)

Bộ phận tổng hợp Ngành hàng rau quả Bảo vệ ngành hàngQuản lý Dịch vụ Ngành hàng lương thực Ngành hàng thực phẩm Ngành hàng may mặc Khác

Bảng 4.7: Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong Ban quản lý chợ theo hình thức Ban quản lý

Thành phần Chức năng, nhiệm vụ

Trưởng Ban quản lý Bao quát tình hình chung

Phó Ban quản lý Giúp đỡ trưởng ban quản lý, chịu trách nhiệm thu tiền những người bán cố định Bộ phận tổng hợp

Đảm bảo an ninh trật tự trong chợ, tổ chức các dịch vụ trong chợ và thu tiền của những người bán hàng không thường xuyên.

Về nơi làm việc của BQL: Qua khảo sát chúng tôi thấy, nơi làm việc của BQL chợ khoảng 40 – 50 m2, cơ sở vật chất sơ sài, chủ yếu để tiếp dân. BQL rất ít khi làm việc ở đó. Hàng ngày BQL chợ tổng kết hoạt động kinh doanh của chợ. Cuối tháng BQL báo cáo và nộp các khoản thu về cho phường. Tổng thu qua chợ này một phần được nộp vào ngân sách Nhà nước, phần còn lại để trả lương cho cán bộ trong BQL chợ. Việc chi tiêu, đầu tư nâng cấp phát triển chợ và các khoản chi tiêu khác do phường quyết định. BQL không được tự chủ về tài chính, điều này cũng là một khó khăn trong triển khai hoạt động, và bó hẹp khả năng, quyền hạn của BQL.

*) Quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ

Trong các chợ điều tra, chợ tiêu biểu cho hình thức quản lý theo mô hình doanh nghiệp là chợ Quang Trung.

Ảnh 4.2: Chợ Quang Trung quản lý theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ

Cơ cấu tổ chức điều hành của chợ này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ

Với hình thức quản lý này thì đứng đầu là ban giám đốc. Tiếp đến là các phòng ban bao gồm phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính – tổ chức và phòng quản lý chợ. Tất cả các phòng ban này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của chợ. Trong phòng quản lý chợ được chia ra thành các tổ, đội chuyên trách các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm đội bảo vệ, tổ quản lý, đội dịch vụ vệ sinh môi trường, tổ quản lý ngành hàng. Đối với từng ngành hàng lại có cán bộ chuyên trách riêng. Hầu hết họ được bồi dưỡng cách tổ chức, quản lý và có kinh nghiệm trong quản lý.

Phòng Hành chính - tổ chức Tổ điện nước Phòng

Kinh doanh Kế toán Phòng

Phòng Quản lý chợ Tổ kiểm tra Tổ quản lý ngành hàng Đội bảo vệ Đội dịch vụ vệ sinh môi trường Ban giám đốc (Giám đốc + Phó giám đốc) Ngành hàng rau quả Ngành hàng lương thực Ngành hàng thực phẩm Ngành hàng may mặc Khác

Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong BQL chợ được tóm tắt như sau:

Bảng 4.8: Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên Ban quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp quản lý

Thành phần Chức năng, nhiệm vụ

Trưởng Ban quản lý

- Là người đứng đầu trong BQL chợ, có trách nhiệm thực hiện mọi quy định của Công ty về quy chế hoạt động đối với hoạt động của chợ.

- Hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận trong BQL chợ thực hiện đúng quy định của Công ty về quy chế làm việc và nội quy chợ.

- Quyết định và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của chợ với Công ty.

Phó Ban quản lý

- Giúp việc cho trưởng ban

- Phụ trách công tác sắp xếp quản lý ngành hàng, công tác thu thuế

Cán bộ quản lý ngành hàng

- Quản lý giám sát hoạt động của các ngành hàng, quản lý con người đến tận quầy hàng.

- Hướng dẫn bà con có nhu cầu tham gia hoặc không tiếp tục tham gia kinh doanh ở chợ theo đúng nội quy, quy định. - Thực hiện mọi phong trào của chợ, phát thanh các nội dung hoạt động phục vụ công tác quản lý.

- Ngoài ra, có cán bộ chuyên phụ trách đường điện, nước đảm bảo phục vụ tốt hoạt động kinh doanh trong chợ.

Bảo vệ, trật tự viên

- Giữ trât tự trong khu vực chợ, bảo vệ an toàn tài sản của các hộ kinh doanh để tại chợ cả ngày và đêm.

- Đội phòng cháy chữa cháy có nhiệm vụ tập luyện theo các phương án phòng cháy chữa cháy của công an thành phố. Vệ sinh

- Quản lý vệ sinh mặt bằng chợ, nhà vệ sinh công cộng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

- Thu gom tập kết rác thải đúng nơi quy định.

BQL chợ theo mô hình doanh nghiệp là đơn vị sự nghiệp, hạch toán độc lập, có tài khoản, có con dấu riêng, thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- BQL chợ có trách nhiệm xây dựng theo dõi thực hiện nội quy chợ… điều hành và giao nhiệm vụ - trách nhiệm cho từng bộ phận trong BQL chợ.

- Đảm bảo mọi vấn đề về trật tự - an ninh – môi trường – văn minh chợ.

- Thường xuyên thông báo, tuyền truyền trên hệ thống phát thành của chợ đến khách hàng, thương nhân kinh doanh trong chợ về các vấn đề liên quân đến phương hướng hoạt động của chợ, nội quy chợ và các vấn đề khác.

- Phân công trách nhiệm cho các tổ, yêu cầu các tổ, đội trong BQL chợ báo cáo tình hình hoạt động của chợ để nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin.

- Bộ phận quản lý ngành hàng có nhiệm vụ thu phí chợ đối với những hộ kinh doanh không thường xuyên, mức thu phí dựa trên giá trị hàng hóa và diện tích bán hàng. Hàng tháng kết hợp với kế toán để thu các khoản tiền phí khác của chợ theo quy định. Những hộ kinh doanh không thường xuyên khi có nhu cầu nộp tiền phí chỗ bán hàng theo hàng tháng thì bộ phận quản lý này có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách đăng ký kinh doanh.

- Giữa các bộ phận có sự hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi cán bộ tại từng bộ phận sẽ được điều động làm công việc khác khi có điều động của cấp trên hoặc bộ phận khác có nhu cầu bổ sung thêm người để đảm bảo hoàn thành công việc.

Về nơi làm việc của BQL chợ: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy BQL chợ đã có khá đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của mình. Trưởng, phó ban có phòng làm việc riêng được trang bị điện thoại, bàn ghế, tủ. Kế toán, tài vụ, các nhóm phụ trách ngành hàng cũng được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ. Mỗi chợ đều có phòng tiếp dân riêng. Tất cả cán bộ trong BQL đều có đồng phục phù hợp, đeo phù hiệu khi làm việc.

Nhìn chung, cách thức quản lý theo hình thức doanh nghiệp được tổ chức một cách khoa học. Hoạt động của các thành viên trong BQL chợ có quy định chặt chẽ và nề nếp do đó luôn đảm bảo đúng chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

So với mô hình quản lý theo BQL thì mô hình quản lý theo doanh nghiệp có những ưu điểm là:

- Cơ cấu tổ chức quản lý theo hình thức doanh nghiệp chặt chẽ, nề nếp, các bộ phận được phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và chuyên trách về công việc của mình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ BÁN RAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w