Cơ cấu tổ chức của mô hình quản lý này được thể hiện qua sơ đồ 4.1:
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý
Với cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo hình thức này thì BQL bao quát hoạt động chung của chợ, điều hành tất cả các hoạt động của chợ, hướng dẫn, tổ chức sắp xếp những người muốn đăng ký kinh doanh trong chợ. Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của chợ là trưởng BQL. Cùng điều hành hoạt động với trưởng BQL là phó ban, chịu trách nhiệm thu tiền những người bán cố định. Tiếp đó là bộ phận tổng hợp gồm 5 đến 7 người. Do ít người nên bộ phận tổng hợp đảm đương nhiều việc bao gồm: quản lý ngành hàng, đảm bảo an ninh, tổ chức các dịch vụ trong chợ và thu tiền những người bán hàng không thường xuyên. Giữa họ không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng mà thay nhau làm các công việc hàng ngày trong công tác quản lý chợ.
Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong BQL chợ được thể hiện qua bảng 4.7:
Ban quản lý chợ (Trưởng ban + Phó ban)
Bộ phận tổng hợp Ngành hàng rau quả Bảo vệ ngành hàngQuản lý Dịch vụ Ngành hàng lương thực Ngành hàng thực phẩm Ngành hàng may mặc Khác
Bảng 4.7: Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong Ban quản lý chợ theo hình thức Ban quản lý
Thành phần Chức năng, nhiệm vụ
Trưởng Ban quản lý Bao quát tình hình chung
Phó Ban quản lý Giúp đỡ trưởng ban quản lý, chịu trách nhiệm thu tiền những người bán cố định Bộ phận tổng hợp
Đảm bảo an ninh trật tự trong chợ, tổ chức các dịch vụ trong chợ và thu tiền của những người bán hàng không thường xuyên.
Về nơi làm việc của BQL: Qua khảo sát chúng tôi thấy, nơi làm việc của BQL chợ khoảng 40 – 50 m2, cơ sở vật chất sơ sài, chủ yếu để tiếp dân. BQL rất ít khi làm việc ở đó. Hàng ngày BQL chợ tổng kết hoạt động kinh doanh của chợ. Cuối tháng BQL báo cáo và nộp các khoản thu về cho phường. Tổng thu qua chợ này một phần được nộp vào ngân sách Nhà nước, phần còn lại để trả lương cho cán bộ trong BQL chợ. Việc chi tiêu, đầu tư nâng cấp phát triển chợ và các khoản chi tiêu khác do phường quyết định. BQL không được tự chủ về tài chính, điều này cũng là một khó khăn trong triển khai hoạt động, và bó hẹp khả năng, quyền hạn của BQL.
*) Quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
Trong các chợ điều tra, chợ tiêu biểu cho hình thức quản lý theo mô hình doanh nghiệp là chợ Quang Trung.
Ảnh 4.2: Chợ Quang Trung quản lý theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
Cơ cấu tổ chức điều hành của chợ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
Với hình thức quản lý này thì đứng đầu là ban giám đốc. Tiếp đến là các phòng ban bao gồm phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính – tổ chức và phòng quản lý chợ. Tất cả các phòng ban này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của chợ. Trong phòng quản lý chợ được chia ra thành các tổ, đội chuyên trách các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm đội bảo vệ, tổ quản lý, đội dịch vụ vệ sinh môi trường, tổ quản lý ngành hàng. Đối với từng ngành hàng lại có cán bộ chuyên trách riêng. Hầu hết họ được bồi dưỡng cách tổ chức, quản lý và có kinh nghiệm trong quản lý.
Phòng Hành chính - tổ chức Tổ điện nước Phòng
Kinh doanh Kế toán Phòng
Phòng Quản lý chợ Tổ kiểm tra Tổ quản lý ngành hàng Đội bảo vệ Đội dịch vụ vệ sinh môi trường Ban giám đốc (Giám đốc + Phó giám đốc) Ngành hàng rau quả Ngành hàng lương thực Ngành hàng thực phẩm Ngành hàng may mặc Khác
Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong BQL chợ được tóm tắt như sau:
Bảng 4.8: Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên Ban quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp quản lý
Thành phần Chức năng, nhiệm vụ
Trưởng Ban quản lý
- Là người đứng đầu trong BQL chợ, có trách nhiệm thực hiện mọi quy định của Công ty về quy chế hoạt động đối với hoạt động của chợ.
- Hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận trong BQL chợ thực hiện đúng quy định của Công ty về quy chế làm việc và nội quy chợ.
- Quyết định và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của chợ với Công ty.
Phó Ban quản lý
- Giúp việc cho trưởng ban
- Phụ trách công tác sắp xếp quản lý ngành hàng, công tác thu thuế
Cán bộ quản lý ngành hàng
- Quản lý giám sát hoạt động của các ngành hàng, quản lý con người đến tận quầy hàng.
- Hướng dẫn bà con có nhu cầu tham gia hoặc không tiếp tục tham gia kinh doanh ở chợ theo đúng nội quy, quy định. - Thực hiện mọi phong trào của chợ, phát thanh các nội dung hoạt động phục vụ công tác quản lý.
- Ngoài ra, có cán bộ chuyên phụ trách đường điện, nước đảm bảo phục vụ tốt hoạt động kinh doanh trong chợ.
Bảo vệ, trật tự viên
- Giữ trât tự trong khu vực chợ, bảo vệ an toàn tài sản của các hộ kinh doanh để tại chợ cả ngày và đêm.
- Đội phòng cháy chữa cháy có nhiệm vụ tập luyện theo các phương án phòng cháy chữa cháy của công an thành phố. Vệ sinh
- Quản lý vệ sinh mặt bằng chợ, nhà vệ sinh công cộng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Thu gom tập kết rác thải đúng nơi quy định.
BQL chợ theo mô hình doanh nghiệp là đơn vị sự nghiệp, hạch toán độc lập, có tài khoản, có con dấu riêng, thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- BQL chợ có trách nhiệm xây dựng theo dõi thực hiện nội quy chợ… điều hành và giao nhiệm vụ - trách nhiệm cho từng bộ phận trong BQL chợ.
- Đảm bảo mọi vấn đề về trật tự - an ninh – môi trường – văn minh chợ.
- Thường xuyên thông báo, tuyền truyền trên hệ thống phát thành của chợ đến khách hàng, thương nhân kinh doanh trong chợ về các vấn đề liên quân đến phương hướng hoạt động của chợ, nội quy chợ và các vấn đề khác.
- Phân công trách nhiệm cho các tổ, yêu cầu các tổ, đội trong BQL chợ báo cáo tình hình hoạt động của chợ để nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin.
- Bộ phận quản lý ngành hàng có nhiệm vụ thu phí chợ đối với những hộ kinh doanh không thường xuyên, mức thu phí dựa trên giá trị hàng hóa và diện tích bán hàng. Hàng tháng kết hợp với kế toán để thu các khoản tiền phí khác của chợ theo quy định. Những hộ kinh doanh không thường xuyên khi có nhu cầu nộp tiền phí chỗ bán hàng theo hàng tháng thì bộ phận quản lý này có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách đăng ký kinh doanh.
- Giữa các bộ phận có sự hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi cán bộ tại từng bộ phận sẽ được điều động làm công việc khác khi có điều động của cấp trên hoặc bộ phận khác có nhu cầu bổ sung thêm người để đảm bảo hoàn thành công việc.
Về nơi làm việc của BQL chợ: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy BQL chợ đã có khá đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của mình. Trưởng, phó ban có phòng làm việc riêng được trang bị điện thoại, bàn ghế, tủ. Kế toán, tài vụ, các nhóm phụ trách ngành hàng cũng được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ. Mỗi chợ đều có phòng tiếp dân riêng. Tất cả cán bộ trong BQL đều có đồng phục phù hợp, đeo phù hiệu khi làm việc.
Nhìn chung, cách thức quản lý theo hình thức doanh nghiệp được tổ chức một cách khoa học. Hoạt động của các thành viên trong BQL chợ có quy định chặt chẽ và nề nếp do đó luôn đảm bảo đúng chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
So với mô hình quản lý theo BQL thì mô hình quản lý theo doanh nghiệp có những ưu điểm là:
- Cơ cấu tổ chức quản lý theo hình thức doanh nghiệp chặt chẽ, nề nếp, các bộ phận được phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và chuyên trách về công việc của mình.
- BQL được đào tạo về cách tổ chức quản lý chợ.
- Chủ động trong các khoản thu chi nên việc đầu tư cho xây dựng chợ được chú trọng hơn.
- Các công việc được lập kế hoạch và có sự báo cáo, tổng kết thường xuyên nhằm điều chỉnh kịp thời các vấn đề nảy sinh, nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ.
- Các dịch vụ được chú trọng phát triển.
Tuy nhiên, hình thức quản lý này có mức lệ phí chợ cao hơn so với các chợ quản lý theo mô hình BQL, thành phố khó kiểm soát các khoản thu chi của chợ.
Nhìn chung, quản lý theo mô hình doanh nghiệp vẫn có nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả hoạt động cao, cơ sở vật chất của chợ khang trang, đầy đủ hơn so với hình thức quản lý theo BQL.
4.2.3 Các ngành hàng chủ yếu
BQL, tổ quản lý chợ không tổ chức thống kê và thực hiện báo cáo theo quy định về lưu lượng hàng hoá lưu thông qua chợ, tình hình biến động thị trường, giá cả trên địa bàn chợ...Vì vậy, việc xác định tỷ lệ các mặt hàng kinh doanh trong chợ chỉ mang tính ước lượng, chủ yếu dựa vào tỷ lệ số người tham gia kinh doanh các mặt hàng.
Bảng 4.9: Tỷ trọng số người tham gia kinh doanh các mặt hàng trong chợ
ĐVT: % Các ngành hàng Chợ Bồ Xuyên Chợ Tiền Phong Chợ Quang Trung Chợ Đề Thám I Chợ Đậu
1. Rau quả các loại 60,49 65,45 20,50 35,84 47,78
2. Hàng thực phẩm 17,07 13,64 16,25 22,76 26,67
3. Hàng lương thực 10,73 0 7,50 10,17 8,89
4. Hàng gia dụng 0 0 12,75 0 0
5. Vải, quần áo 0 0 37,25 0 5,56
6. Hàng khác 11,71 20,91 5,75 31,23 11,11
Cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua bảng số liệu ta thấy các chợ kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó mặt hàng rau quả ở các chợ này chiếm tỷ lệ cao nhất. Chợ Bồ Xuyên và chợ Tiền Phong mặt hàng rau quả chiếm tới hơn 60%. Chợ Quang Trung có tỷ lệ mặt hàng rau quả ít nhất cũng chiếm tới 20,5% tổng số các mặt hàng của chợ. Điều này cho thấy lượng buôn bán rau ở các chợ điều tra là tương đối lớn. Chợ tỏ ra tiện lợi cho việc buôn
bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, phù hợp với những người kinh doanh nhỏ.
4.2.4 Khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ
Về khai thác mặt bằng kinh doanh của 5 chợ điều tra có thể chia làm ba loại chợ: loại chợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh (chợ Tiền Phong chỉ sử dụng hết 18% diện tích), loại chợ khai thác hết mặt bằng kinh doanh (chợ Bồ Xuyên, chợ Quang Trung) và loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh (chợ Đề Thám I). Việc sử dụng không hiệu quả này có thể được xem xét qua chỉ tiêu diện tích mặt bằng bình quân/người bán đối với từng mặt hàng. Các mặt hàng khác nhau được bố trí sắp xếp với diện tích khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một mặt hàng vị trí ngồi khác nhau được bố trí với diện tích khác nhau. Điều này được thể hiện ở bảng 4.10:
Bảng 4.10: Diện tích mặt bằng bình quân/người bán của các chợ điều tra trên địa bàn thành phố Thái Bình ĐVT: m2 Các ngành hàng Chợ Bồ Xuyên Chợ Tiền Phong Chợ Quang Trung Chợ Đề Thám I Chợ Đậu
1. Rau quả các loại 7,05 4,71 3,16 2,35 5,92
2. Hàng thực phẩm 4,51 3,48 3,08 3,48 8,07
3. Hàng lương thực 7,32 0 5,63 6,94 7,74
4. Hàng gia dụng 0 0 12,81 0 0
5. Vải, quần áo 0 0 14,75 0 14,36
6. Hàng khác 9,36 3,16 7,72 14,87 7,85
Nguồn: Số liệu điều tra
Bảng số liệu cho thấy: diện tích bình quân/người bán rau quả thấp hơn so với các mặt hàng khác, diện tích bình quân/người bán rau quả từ 4 – 7 m2, trong khi đó diện tích bình quân/người bán quần áo ở chợ Quang Trung là 14,75 m2, chợ Đậu là 14,36 m2. Có sự khác biệt này là do đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà BQL chợ có sự sắp xếp diện tích cho phù hợp. Tuy nhiên, với cùng một loại hàng hóa như rau quả thì diện tích bình quân/người bán giữa các chợ lại có sự khác nhau. Chợ Đề Thám I diện tích bình quân/người bán rau quả thấp nhất 2,35
m2/người là do chợ Đề Thám I có rất nhiều người buôn bán trong khi diện tích chợ có hạn. Chợ đã bố trí các quầy sạp kinh doanh vượt quá số lượng quầy sạp theo thiết kế, bằng cách giảm diện tích các quầy sạp trong chợ, bố trí các quầy sạp bên ngoài chợ, trên các lối đi vào chợ. Chợ Bồ Xuyên là chợ bán buôn rau nên khối lượng tiêu thụ của mỗi người bán lớn hơn so với những chợ khác, vì vậy diện tích bình quân/người bán rau quả lớn nhất (bình quân 7,05 m2/người).
Trong cùng một chợ, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu mặt bằng kinh doanh cũng diễn ra một cách phổ biến. Chợ Đậu vào những ngày chợ phiên lượng người bán rất đông trong khi diện tích chợ không đủ dẫn đến tình trạng người bán phải họp cả ở phía ngoài chợ ảnh hưởng đến giao thông. Nhưng những ngày bình thường thì chợ lại không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh. Mặt khác, chợ ở lẫn trong dân nên việc bố trí vị trí kinh doanh gặp khó khăn. Ở những địa điểm trước cửa nhà dân hay lối ra vào của người dân BQL thường không bố trí. Trong một số chợ đã xảy ra hiện tượng các hộ tiểu thương bỏ quầy sạp trong chợ ra ngoài kinh doanh dẫn đến tính trạng dư thừa mặt bằng trong chợ đồng thời quá tải ở các khu vực ngoài chợ, nhất là các tuyến đường vào chợ như chợ Tiền Phong, chợ Đậu. Như vậy, phần lớn các chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh. Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một số chợ bị quá tải.
4.2.5 Hoạt động kinh doanh rau tại các chợ
Trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh rau của 5 chợ đại diện (đã giới thiệu ở phần trên) chúng tôi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh rau thành 2 loại chợ: chợ bán buôn (chợ Bồ Xuyên) và các chợ bán lẻ (chợ Quang Trung, chợ Đề Thám I, chợ Tiền Phong, chợ Đậu).
4.2.5.1 Chợ bán buôn
Chợ Bồ Xuyên là chợ bán buôn, thời gian họp chợ từ rất sớm bắt đầu từ 1 giờ sáng. Chợ bán buôn Bồ Xuyên họp tự phát trên đường phố gần ngã tư. Đây là tuyến đường đông người qua lại nên đến khoảng 5 giờ sáng là bắt đầu tan chợ.
Người tham gia bán rau ở chợ bán buôn Bồ Xuyên bao gồm: - Người bán rau: là người bán buôn, người thu gom.
+ Người bán buôn: chủ yếu là người dân ở thành phố Thái Bình tham gia bán buôn ở chợ rau đêm Bồ Xuyên. Họ mua rau lại của người thu gom hoặc tự mua từ các tỉnh khác để bán buôn cho người bán lẻ, bán trực tiếp cho người tiêu dùng rất ít chỉ một số trường hợp đặc biệt mua rau với khối lượng lớn khi gia đình có việc.
+ Người thu gom: là những người ở các xã, huyện và cả những người thu gom ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Hà Nội… Họ là người có vốn, thông thạo giá cả, mua rau của những người sản xuất mang đến chợ bán cho người bán buôn và người